30/09/2018, 16:22

Ai có đề thi môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật không?

Ai có đề thi môn này không?ở BKHN thì càng tốt,mình không biết đề sẽ hỏi code hay thuật toán ?

Hồng Thiện viết 18:24 ngày 30/09/2018

Nhập xuất Danh sách sinh viên
Thêm đầu thêm cuối
Xóa .

=>>> Đó là những gì mình làm bài KTr giữa kì trong trường

Hồ Thế Chín viết 18:34 ngày 30/09/2018

cảm ơn bạn! bạn ơi,bạn ghi rõ đề bài cho mình được không ? không hiểu đề bài lắm!!

Rio Blaziken viết 18:24 ngày 30/09/2018

Bạn Học thầy nào.nếu thầy dũng thì t biết đó

Hồ Thế Chín viết 18:26 ngày 30/09/2018

chuẩn men,thầy dũng code đây

Pham Quang Huy viết 18:36 ngày 30/09/2018

Các bác cho em hỏi là môn cấu trúc dữ liệu và giải thuật này học với thi là phải viết bằng C/C++ hoàn chỉnh 1 chương trình hay bằng giả ngữ ạ. Tại kì sau mới được học với xem qua 1 sách toàn viết bằng giả ngữ đại ý chung chung.

Hồ Thế Chín viết 18:36 ngày 30/09/2018

mình nghĩ nếu thế thì thi bằng viết code c/c++, nhưng mà lập trình trên giấy thì chỉ cần code sơ qua thôi, lỗi là điều không thể thoát khỏi

Lê Đình Huy viết 18:29 ngày 30/09/2018

Cho mình xin đề với !

Hồ Thế Chín viết 18:35 ngày 30/09/2018

Bài 1. Xét thuật toán tính giá trị của f(x,n)= thể hiện trong hàm F(x,n) sau đây:
int F(int x, int n)
{
if (n= =0) return 1;
else if (n % 2 = = 0) return F(x,n/2)*F(x,n/2);
else return F(x,n/2)*F(x,n/2)*x;
}

Gọi T(n) là thời gian tính của thuật toán nói trên.Giả thuyết là các phép toán số học
được thực hiện với thời gian bị chặn là hằng số.

a. Xác định công thức đệ quy cho T(n).
b. Giải công thức đệ quy để đưa ra đánh giá của T(n) trong tình huống tồi nhất.

Bài 2. Đối với mỗi một trong các kiểu cấu trúc dữ liệu sau đây: Danh sách nối đơn,
dánh sách nối kép, hàng đợi dùng mảng.Hãy vẽ cấu trúc dữ liệu có được sau khi lần lượt
bổ sung các phần tử của dãy các khóa: 4,2,6,7,6,5

Bài 3.
a. Biểu diễn cách sử dụng ngăn xếp để chuyển biểu thức dạng trung tố về dạng hậu
tố: a – b * c ^ d – f
b. Hãy trình diễn cách tính giá trị của biểu thức hậu tố sau sử dụng ngăn xếp:
1 2 + 3 1 + * 1 1 + 1 - /

Bài 4. Cho cây nhị phân ở hình bên.Hãy đưa ra thứ tự
các đỉnh xác định bởi duyệt cây theo thứ tự trước, giữa, sau.

Ấn vào hình để xem hình to hơn

Tên: Screenshot from 2012-05-07 21:42:53.png
Xem: 306
KT : 16,5 KB
ID : 2803

Bài 5. Cho mảng A=(0,2,4,3,8,9,6,5,7) biểu diễn 1 Min-heap.
a. Vẽ cây nhị phân tương ứng với Min-heap đã cho.
b. Trình bày các thao tác cần thực hiện trên cây để bổ sung
thêm key=1 vào min-heap nói trên để thu được 1 min-heap mới.

Bài 6. Struct TreeNode {
float key;
struct TreeNode * LeftPtr;
struct TreeNode * RightPtr;
};
Typedef struct TreeNode BSTree;

a. Hãy viết hàm C sử dụng cấu trúc dữ liệu trên để thực hiện các thao tác sau đây với
cây nhị phân.
● Tạo một nút mới.
BSTree *makeTreeNode(float value);
● Bổ sung một nút mới vào cây nhị phân tìm kiếm.
BSTree *insert(BSTree * nodePtr, float item);

b) Vẽ cây nhị phân tìm kiếm đối với tập các khóa S =(3,2,5,4,7,6,1) thu được nhờ thực
hiện bổ sung lần lượt các khóa theo thứ tự đã cho vào cây nhị phân.Khởi tạo ban đầu là
rỗng

mới sưu tầm được, đang cày cuốc

Rio Blaziken viết 18:32 ngày 30/09/2018

giữa kì : 1. viết hàm đệ quy tính tổng (x+y+z)^n
2. viết hàm nối 2 danh sách theo thứ tự tăng dần

Rio Blaziken viết 18:29 ngày 30/09/2018

à, nếu học thầy dũng thì học kĩ phần độ phức tạp của thuật toán nhé, tuy thầy dạy qua loa phần này nhưng đi thi câu nào cũng có 1 ý tính độ phức tạp

Hồ Thế Chín viết 18:36 ngày 30/09/2018

thi xong rồi, thảm sát tại phòng thi

DAT NGO viết 18:38 ngày 30/09/2018

anh còn đề cấu truc DL giữa kì của thầy Dũng không cho em tham khảo với

Hiền Trần viết 18:37 ngày 30/09/2018

anh ơi anh còn nhớ cấu trúc đề thi cuối kì của thầy không ạ? thầy nói thi ôn hết không định hướng bọn em cũng hoang mang

Hiền Trần viết 18:32 ngày 30/09/2018

anh ơi giờ anh còn nhớ cấu trúc đề thi cuối kì của thầy không ạ?

Hiền Trần viết 18:36 ngày 30/09/2018

anh ơi anh còn nhớ cấu trúc đề thi cuối kì của thầy DŨng k ạ?

sắn bk viết 18:25 ngày 30/09/2018

Bài 1.
a) Đánh giá độ phức tạp của hàm đệ quy sau theo O- lớn
void fn(int n)
{
if ( n <= 0) return 1;
return fn(n-1) + fn(n-1);
}
b) Cho biểu thức trung tố sau
2*a/(b-c)*b + 2/b
Hãy xây tìm biểu thức dạng hậu tốdựng cây biểu thức tương ứng.
c) Trong một văn bản HTML các tag là hợp lệ nếu đủ thẻ mở vè thẻ đóng.
VD
Hãy mô tả thuật toán dùng để kiểm tra văn bản HTML có hợp lệ hay không,và nếu không hợp lệ thì tag nào là tag ko hợp lệ đầu tiên.
Bài 2.Phần tử trung vị là phần tử có giá trị không nhỏ hơm, cũng không lớn hơn các phần tử còn lại. Ví dụ:

  • Cho danh sách 4 phần tử sau: 3,7,2,9 thì phần tử trung vị là 3

  • Cho danh sách 5 phần tử sau: 3,5,7,2,9 thì phần tử trung vị là 5
    Gỉa sử ta cần đặt STACK để thực hiện các thao tác

  • push: đẩy 1 phần tử vào STACK

  • pop: lấy ra 1 phần tử khỏi STACK

  • getMedian : trả về trung vị của phần tử

  • size : trả về số lượng phần tử trong STACK
    Hãy mô tả cấu trúc dữ liệu cũng như cách thực hiện các thao tác này sao cho **thời gian thực hiện của các thao tác không quá 0(1)
    -— Các bác giúp e vs ạ -------

rogp10 viết 18:37 ngày 30/09/2018

1a là O(F(n)), không cần tới theta thì ghi là 2 mũ thôi.
1c xài stack đi

Lấy trung vị trong O(1)? Mà định nghĩa cũng trật lất.

Bài liên quan
0