bài C : Mảng Một Chiều
Mảng (Mảng một chiều - mảng nhiều chiều)
- Mảng một chiều.
a. Khái niệm.
Mảng có thể hiểu là một tập hợp các phần tử có cùng một kiểu dữ liệu và có chung một tên. Mỗi phần tử mảng có vai trò như một biến. và chứa được một giá trị. Có bao nhiêu kiểu biến thì có bấy nhiêu kiểu mảng.
Mảng cần được khai báo rõ nhằm xác định:
• Kiểu mảng (int , float, double,…)
• Tên mảng.
• Số chiều và kích thước mỗi chiều.
b. Cách khai báo.
<tên kiểu dữ liệu> <tên mảng> [<số phần tử>];
c. chỉ số mảng.
A[i]; // chỉ số phần tử thứ i của mảng a.
d. Lấy địa chỉ phần tử mảng.
&a[i] // lấy địa chỉ phần thử thứ i của mảng a.
e. Địa chỉ đầu của mảng.
a==&a[0]; // vì a là hằng địa chỉ nên a và &a[0] là 2 cách lấy địa chỉ của phần tử thứ 0.
2. Mảng hai chiều( mảng nhiều chiều).
a. Khái niệm.
Mảng 2 chiều là tập hợp nhiều mảng một chiều có cùng kiểu dữ liệu, cùng tên.
(là tập hợp nhiều dãy nhà nằm song song nhau và mỗi dãy có số nhà như nhau trên một khu phố. Khu phố đó gọi là mảng 2 chiều các nhà)
b. Cách khai báo.
<kiểu dữ liệu> <tên mảng>[<số hàng>][<số cột>];
<kiểu dữ liệu> <têng mảng>[<số hàng>][<số cột>] = { <dãy các giá trị >};
<kiểu dữ liệu> <tên mảng> [][<số cột>] = { <dãy các giá trị>};
C coi mảng hai chiều là tập hợp nhiều mảng một chiều (tức là tập hợp nhiều hàng. Với mỗi hàng là một mảng một chiều).
C .chỉ số mảng.
A[i][j] // truy xuất tới phần tử thứ [i,j] tức là hàng i cột j
A[i][j]= value; // gán giá trị cho mảng a ở cột i hàng j
Bài tập bắt buộc
Bài 1: nhập vào một mảng gồm n phần tử:
• Tìm số lớn nhất.
• Tìm số âm đầu tiên và chỉ số của nó.
• Nhập tử bàn phím một số x. Tìm xem số x có trong mảng không.
• sắp xếp theo thứ tự tăng dần các phần tử
Bài 2: nhập vào một mảng 2 chiều. (ma trận n x m) tính tổng các phần tử của ma trận. In ma trận vừa nhập và kết quả tính tổng, số bé nhất trong mảng ra màn hình.
Bài tập bổ xung
Bài 3: nhập từ bàn phím một dãy số nguyên in ra màn hình tần suất (số lần xuất hiện) của các số trong dãy đó.
Bài 4: nhập từ bàn phím tuổi (20<=tuổi<=60. Nếu nhập khác độ tuổi này thì nhập lại) và thu nhập của n người (dùng 2 mảng một chiều).
Tính thu nhập trung bình của mỗi lứa tuổi. Gồm có 3 lứa tuổi.
20-35. 35-50. 50-60.
Bài 5: sắp xếp mảng a[m][n] sao cho các phần tử có giá trị tăng dần khi đi theo chiều xoáy trôn ốc từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ
This topic is now unlisted. It will no longer be displayed in any topic lists. The only way to access this topic is via direct link.