Bài học cuối cùng (sách)
Được viết bởi vị giáo sư bị ung thư sắp lìa đời, muốn để lại gì đó cho những đứa con của ông. Cuốn sách là tập hợp những mẫu chuyện nhỏ, kể về cuộc đời, và những bài học ông rút ra được từ tuổi thơ đến khi trở thành một vị giáo sư đáng kính. Bài học trong công việc, tình yêu,dạy dỗ…
Một cuốn sách dễ đọc, phù hợp với nhiều người:)
Trích:
“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch
. Ðừng than vãn, hãy làm việc tích cực hơn
Trong cuộc sống, có quá nhiều người hay than vãn về các vấn đề của họ.
Tôi luôn tin rằng nếu bạn lấy một phần mười năng lượng cho việc than vãn
để dùng vào việc giải quyết vấn đề, thì bạn sẽ ngạc nhiên thấy công việc trôi
chảy.
Tôi biết những người thật tuyệt vời, không bao giờ than vãn. Một trong
những người đó là Sandy Blatt, chủ nhà trọ lúc tôi học cao học. Khi ông còn
là một thanh niên, một chiếc xe tải đã đè trúng ông khi ông đang xếp dỡ các
thùng hàng xuống hầm chứa của tòa nhà. Ông ngã lăn xuống mấy bậc cầu
thang, rớt xuống hầm. “Cú ngã có xa không?” - tôi hỏi. Câu trả lời của ông
rất đơn giàn: “Ðủ xa.” Cả phần đời còn lại, ông bị liệt cả hai tay lẫn hai chân.
Sandy là một vận động viện tuyệt vời, và tại thời điểm xảy ra tai nạn ông
đã đính hôn. Ông không muốn trở thành gánh nặng cho vị hôn thê, nên đã
nói với bà, “Em không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu,
nếu em muốn rút lui. Em có thể ra đi trong bình yên.” Và bà đã làm như vậy.
Tôi gặp Sandy khi ông đang ở độ tuổi ba mươi, và ngay lập tức, ông đã
chinh phục tôi bằng thái độ của ông. Ông không bao giờ than vãn về cảnh
ngộ của mình. Ông làm việc rất nghiêm túc và được cấp giấy phép để hành
nghề tư vấn hôn nhân. Ông đã kết hôn và nhận con nuôi. Và khi nói về tình
trạng sức khỏe của mình, ông nói rất thực tế. Có lần ông giải thích với tôi,
nhiệt độ thay đổi khiến người bị liệt rất khó chịu bởi họ không biết rùng
mình. “Anh có thể đưa cho tôi cái chăn được không, Randy?” Ông chỉ nói có
vậy.
Người không than vãn mà tôi ngưỡng mộ nhất có lẽ là Jackie Robinson,
cầu thủ người Mỹ da đen đầu tiên chơi bóng bầu dục ở giải ngoại hạng. Ông
đã phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc mà ngày nay nhiều thanh niên
không hề muốn nghĩ tới. Ông biết ông phải chơi tốt hơn những cầu thủ da
trắng, và ông biết ông phải làm việc tích cực hơn nhiều. Và đó là những thứ
ông đã làm. Ông không bao giờ than vãn, ngay cả khi cổ động viên nhổ nước
bọt vào ông.
Tôi có một bức ảnh của Jackie Robinson treo trong phòng làm việc, và
tôi khá buồn vì nhiều sinh viên của tôi không biết, hoặc biết rất ít về ông.
Nhiều người còn không hề để ý tới bức ảnh đó. Lớp trẻ lớn lên với tivi màu
nên chẳng hề dành thời gian để quan sát những bức ảnh đen trắng.
Đó là điều rất không hay. Thật không có tấm gương nào tốt hơn những
con người như Jackie Robinson và Sandy Blatt. Thông điệp trong những câu
chuyện của họ là: Than vãn chẳng làm được gì với tư cách một chiến lược.
Tất cả chúng ta đều chỉ có hữu hạn thời gian và năng lượng. Thời gian chúng
ta dành để than vãn chẳng hề giúp đạt được các mục đích của chúng ta. Và
nó không làm chúng ta hạnh phúc hơn lên.
Thông tin tác giả:
Randolph Frederick Randy Pausch(23-10-1960/25-7-2008) là Giáo sư người Mỹ, chuyên ngành khoa học máy tính và tương tác máy-người.
Tháng 9-2006, Randy Pausch biết được rằng ông đã bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và thực hiện “bài giảng cuối cùng” vào ngày 18-9-2007 tại Đại học Carnegie Mellon. Buổi thuyết trình này đã trở thành đoạn băng video phổ biến trên YouTube và một số phương tiện truyền thông khác. Sau đó, ông là đồng tác giả cuốn sách “Bài giảng cuối cùng” - được dịch ra 46 thứ tiếng khác nhau. Randy Pausch mất đi để lại 3 người con.