Bài học dùng tiền từ con trai triệu phú từng bị phá sản
Thomas Corley đã dành 5 năm để tìm hiểu cuộc sống của người nghèo, và phát hiện ra 4 thói quen tiền bạc mà họ có, khác biệt hẳn với người giàu.
Thomas C. Corley rất hiểu sự khác biệt giữa việc trở nên giàu có và sự nghèo khó: năm 9 tuổi, gia đình anh từ vị trí triệu phú (với tài sản nhiều triệu đôla) trở nên phá sản chỉ sau một đêm. Trong 5 năm, Tom đã quan sát và ghi lại hoạt động hàng ngày của 233 người giàu và 128 người đang sống trong nghèo khổ, trong đó có thói quen của chính gia đình mình. Anh đã khám phá ra sự khác biệt lớn lao giữa thói quen sống của hai nhóm người này. Các dữ liệu trong nghiên cứu đã giúp anh viết nên cuốn sách bán chạy nhất của mình Rich Habits – The Daily Success Habits of Wealthy Individuals. Hiện anh là chủ tịch Cerefice and Company, một trong những công ty tài chính hàng đầu ở New Jersey (Mỹ).
Dưới đây là những ghi nhận của anh về 4 thói quen của người nghèo khiến họ suốt đời không giàu được.
Đánh bạc, chơi sổ xố
Bài bạc không phải là một kế hoạch hay ho giúp bạn thoát khỏi nghèo đói. Nó phụ thuộc vào sự may mắn ngẫu nhiên. Cơ hội bạn trúng độc đắc là một trong 175 triệu lần. Điều đó gần như bằng không. 77% người nghèo thú nhận họ đánh bạc, chơi sổ xố thường xuyên so với chỉ có 6% ở người giàu. 52% người nghèo cho biết họ đánh bạc về thể thao ít nhất tuần một lần, so với 16% ở người giàu.
Tác giả Thomas C. Corley.
Lãng phí thời gian
Thời gian là tiền bạc. Người giàu hiểu điều này. 65% người giàu tạo ra ít nhất 3 dòng thu nhập trong cuộc đời mình. Ngược lại, người nghèo tất cả đều phụ thuộc vào một luồng thu nhập duy nhất. Họ không đầu tư thời gian khôn ngoan trong việc xây dựng sự nghiệp hoặc tạo lập một nghề tay trái.
Trong nghiên cứu của tôi, tôi phát hiện ra sự lãng phí của người nghèo nhiều lần thế này: 77% người nghèo thú nhận đã xem tivi nhiều hơn một tiếng mỗi ngày, đặc biệt là truyền hình thực tế. Người giàu, ngược lại, không phải là fan của tivi. 67% số họ xem ít hơn một tiếng mỗi ngày. Chỉ có 6% là xem các chương trình truyền hình thực tế.
Một lãng phí khác là internet. 74% người nghèo trong nghiên cứu của tôi dành hơn một giờ mỗi ngày trên mạng internet. Nó bao gồm Facebook, Twitter, Instagram, Youtube… Ngược lại, 63% người giàu dành chưa đầy một giờ mỗi ngày vào việc đó. Họ dành nhiều thời gian hơn để đọc các kiến thức cho mình.
Trong khi nhiều người nghèo tôi hỏi chuyện cho biết họ đọc thường xuyên, thì 79% thú nhận họ đọc chủ yếu là giải trí. Trong khi đó, chỉ 11% người giàu làm điều đó. Ngược lại, họ chủ yếu đọc các tài liệu kiến thức, liên quan đến nghề nghiệp, đến sự thành công của cá nhân, lịch sử và các vấn đề tiền bạc.
Khi bạn lãng phí thời gian xem tivi, lướt mạng xã hội hoặc đọc các tin tức giải trí, bạn có ít thời gian hơn để làm ra những việc có ích như học hỏi, xây dựng các mối quan hệ với những người thành công hoặc nghề kinh doanh tay trái.
Thời gian không phải là bất công. Tất cả mọi người đều có 24 giờ mỗi ngày. người giàu chỉ đơn giản là chọn cách dùng thời gian khác đi, làm việc đẻ ra tiền.
Thói quen tiêu tiền xấu
Người giàu trong nghiên cứu của tôi có thói quen theo dõi việc tiêu tiền của mình trong những ngày đầu tạo lập tài sản. Bạn rất dễ mất kiểm soát tiền của mình đang đi đâu. Nếu bạn không có nhiều tiền, bạn cần có thói quen theo dõi từng đồng lẻ của mình.
Người nghèo trong nghiên cứu của tôi không như vậy. Tôi tìm thấy một số thói quen tiêu dùng của họ khiến cho họ nghèo suốt đời: 93% thú nhận rằng họ không ghi chép lại chi tiêu. 66% thú nhận họ không căn cơ tiền bạc. Họ còn có thói quen mua ngẫu hứng, thường là dùng thẻ tín dụng, có thể là nhiều thẻ. Ngược lại, 92% người giàu phụ thuộc vào một và chỉ một thẻ tín dụng, hầu như không bao giờ mua ngẫu hứng.
68% người nghèo cho biết họ không sử dụng coupon. Tại sao bạn lại trả nhiều tiền cho thực phẩm hơn bạn phải trả? Mỗi đồng bạn tiết kiệm được là bớt một đồng bạn phải kiếm thêm. 61% người nghèo không có nhà của mình, họ đi thuê, trong khi 100% người giàu có nhà riêng. Khi bạn không có nhà riêng, bạn không thể kiểm soát được giá trị tài sản nhà, vốn có thể có ích khi bạn nghỉ hưu hoặc giúp tạo lập chi phí cho con học đại học.
Thói quen tiết kiệm kém
Chỉ 5% người nghèo trong nghiên cứu của tôi tiết kiệm được 10% thu nhập. Không có ai tiết kiệm 20% thu nhập. Ngược lại, 94% người giàu trong khảo sát của tôi tiết kiệm nhiều hơn 20% thu nhập. Rất nhiều triệu phú mà tôi biết bắt đầu từ nghèo khó và không có thu nhập cao thủa ban đầu, vì thế đây là một thói quen mà họ có được từ thủa hàn vi. Sau nhiều năm tiết kiệm và đầu tư, những khoản tích lũy lớn dần mới biến họ thành người giàu có. Điều đó không dễ dàng nhưng họ làm được.
Bạn cũng có thể, chỉ là bạn cần một kế hoạch. Bạn cần giữ chắc ví tiền của mình và tiết kiệm 10% thu nhập hoặc nhiều hơn, để sau này tìm cách đầu tư khôn ngoan.
Tích lũy tài sản là cả một quá trình. Nó không xảy ra qua một đêm. Các triệu phú mà tôi biết thường mất 23 năm để trở nên giàu có. Nếu bạn tích lũy tài sản từ khi còn trẻ, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để trở nên giàu hơn.
> Thuận An (theo richhabits)
Tự hỏi nếu không mua sổ số thì làm sao mới có được 1 tỷ rưỡi
Nhà em cũng có làm về ghi đề, sổ xổ,… nên em hiểu rõ nhất về việc trúng số nó như thế nào qua việc chứng kiến một vài người xung quanh từng trúng số mấy tỉ.
Những gia đình đó sau khi trúng số thì hầu hết đều tan gia bại sản. Khởi đầu từ việc không có mục đích khi cầm số tiền lớn trong tay. Thế là sau khi mở tiệc ăn mừng này nọ, con cháu trong những gia đình đó tụ tập về “thăm” thường xuyên (thói quen không tốt lâu đời của người Việt Nam chúng ta) và bắt đầu tiêu tiền phung phí. Tất nhiên tiêu thì chẳng hết liền số tiền đó được, ít nhất củng phải vài tháng sau hoặc 1 năm sau mới hết. Nhưng nó để lại thói quen tiêu tiền trong con người. Lúc có tiền cũng ít lao động hơn. Thế là sau khi hết tiền thì không còn khả năng “kiếm tiền” nữa.
Tất nhiên ở khu vực của em người dân trí thức kém nên mới có 100% tình trạng này.
Nếu trúng số xong đem gửi hết vô ngân hàng, hay đầu tư vào bất động sản, hoặc dự án gì đó thì sẽ giữ được số tiền đó mãi.
Tất nhiên khi chưa trúng số thì nói có vẻ đơn giản. Nhưng khi bổng dưng có một số tiền lớn ập vào như thế thì con người dễ bị mất khả năng tính toán lâu dài. Thế nên trúng số chưa chắc đã là hay.
Ngoài ra em cũng thử chơi đề có thống kê. Trong một tháng, từ 10k tiền ăn sáng hằng ngày đã ăn lên được khoảng 4 triệu. Nhưng em thấy trong thời gian đó sống mà cứ phải để tâm vào mấy con số, ghi chép rồi tính xác suất này nọ … cảm thấy không được thoải mái. Đầu óc cứ nghĩ về mấy con đề thành ra không làm được việc gì. Sau 1 tháng đó em không quan tâm tới nó nữa thấy đầu óc thoải mái hẳn ra. Ăn ngủ ngon hơn.
A cũng không thích mua vé số, số đề … tại vì :
Suy cho cùng đồng tiền tự mình kiếm vẫn là ý nghĩa và tốt nhất
Mình có mua vé số chắc cũng được 10 lần, mỗi lần 1 tờ, đã trúng một giải 100k và huề vốn, từ đó đến nay không mua nữa