30/09/2018, 17:07

Bài toán học sinh lớp 5 Singapore

Bài toán như sau: "Albert, Bernard vừa kết bạn với Cheryl và họ muốn biết ngày sinh nhật của cô. Cheryl đã đưa cho họ một danh sách với 10 ngày là: 15/5; 16/5; 19/5; 17/6; 18/6; 14/7/ 16/7; 14/8; 15/8 và 17/8.

Cheryl sau đó đã nói riêng với Albert về tháng và Bernard về ngày sinh của mình.

Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn.

Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết.

Albert: Sau đó tôi cũng biết sinh nhật Cheryl là ngày nào.

Vậy, Cheryl sinh nhật vào ngày nào?"

Mang về cho thằng em lớp 2 giải nó giải ngon ơ… Có nên cày tiền cho thằng em đi qua Sing học không nhỉ? =))

Thành Phạm viết 19:23 ngày 30/09/2018

Bài này thú vị đấy chứ, nhưng cho học sinh cấp 1 làm thì hơi ép, tầm cấp 2 thì vừa (với Việt Nam)
Mà anh @TamNinja có sửa đề để phù hợp với sự kiện không đó

Tâm Ninja viết 19:11 ngày 30/09/2018

Sự kiện gì thế? Sinh nhật mình là tháng 2 lận cơ…

Thành Phạm viết 19:18 ngày 30/09/2018

Tại em thấy số 19/5 hehe

Trần Văn Thanh viết 19:13 ngày 30/09/2018

h

e đọc đề mà không hiểu cái gì hết.trẻ con thời nay học thế luôn à?? >_<

Thành Phạm viết 19:12 ngày 30/09/2018

Em mất hẳn 10’ làm bài này Vừa mang bài này cho bọn bạn ở lớp mở kèo nước
Nhanh nhất 7’24s cho một học sinh lớp 12 dấu tên , mất toi chai Sting cược vào ông 8’35s

Đáp án: [spoiler]16/7[/spoiler]

Tâm Ninja viết 19:13 ngày 30/09/2018

Đồng chí giải thích đi.

Nguyễn Tuấn Kiệt viết 19:08 ngày 30/09/2018

cái này giải sao vậy thấy hoang mang quá

Thành Phạm viết 19:20 ngày 30/09/2018

Tí nữa em mới nói để mọi người giải đã , bài này với học sinh lớp 5 cho thêm cái hình là có thể làm được, bài này thuộc thể loại toán suy luận khá phổ biến, nhưng được câu chữ làm rắc rối thêm thôi

Tâm Ninja viết 19:18 ngày 30/09/2018

Ok đầu tiên là tiến hành phân tích bài toán ta có:
Không gian mẫu sinh nhật của C:

                14/7    14/8
15/5                    15/8
16/5            16/7
        17/6            17/8
        18/6
19/5

Cheryl sau đó đã nói riêng với Albert về tháng và Bernard về ngày sinh của mình.

Nghĩa là A không biết những gì B biết và người lại.

Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn.

Điều này cho thấy cả A và B chỉ nhận được 1 phần dữ kiện sinh nhật của C mà thôi. Nghĩa là biết hoặc ngày hoặc tháng.

Ngày mà cả hai biết sẽ không thể là 18 hoặc 19 do nếu như biết 1 trong hai ngày này sẽ đoán ra được luôn. Nhìn không gian mẫu phía trên.

Không gian mẫu mới:

                14/7    14/8
15/5                    15/8
16/5            16/7
        17/6            17/8

Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết.

Sau khi nghe A nói thì B đã đoán ra tức là B dữ kiện khiến B đang lăn tăn chính là tháng. Vì nếu là ngày thì B sẽ chẳng loại trừ được gì cả, Mà cái tháng duy nhất để B đoán ra luôn là tháng 6.

Câu cuối của A chỉ là câu hỏa mù thôi.
=> Đáp án 17/06

P/S: 16/07 chưa rõ tính bằng phương pháp gì?

Thành Phạm viết 19:17 ngày 30/09/2018

Nếu là tháng 6 thì làm sao A có thể chắc chắn B không biết chính xác, vì khả năng là B có được con số 18, mà biết số 18 thì là =>18/6 (18 là duy nhất)

Tâm Ninja viết 19:12 ngày 30/09/2018

Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Chery

Câu này đã nói rằng dù là gì thì B cũng không biết số 19 và 18. Vì nếu biết thì đã biết từ đầu roài.

Thành Phạm viết 19:12 ngày 30/09/2018

Vấn đề là A nói đầu tiên, thì A trong đầu nó đang nghĩ "mình có được số 6, thì chắc thằng B chỉ có 18, hoặc 17) => 50% là B biết chắc chắn =>Làm sao nói được như trên

Tâm Ninja viết 19:21 ngày 30/09/2018

A có số 17 còn B có số 6 em.

Thành Phạm viết 19:13 ngày 30/09/2018

Albert về tháng và Bernard về ngày sinh của mình.

Tâm Ninja viết 19:08 ngày 30/09/2018

Áh trong đề bài của thằng em anh không có cái dòng này nhở.
Cái này kiếm trong báo nó có thêm cái câu này… =))

Thành Phạm viết 19:13 ngày 30/09/2018

Hehe, cứ tưởng em nhầm, mang tiếng em chết (lôi cả lớp vào chơi bet cơ mà ), chờ chút để em trình bày cách của em

Thành Phạm viết 19:16 ngày 30/09/2018

Tất cả giải thích đều nằm trong bảng này, nghĩ theo nó trước rồi đọc tiếp (nhưng khả năng là không cần đọc tiếp cũng hiểu )

Đầu tiên:
A được cho một số và B được cho 1 số
Dòng suy nghĩ của 2 người:

  • A:

  • Mình cầm số 5 không biết B cầm 15, 16 hay 19

  • Mình cầm số 6 không biết B cầm 17 hay 19

  • Mình cầm số 7 không biết B cầm 14 hay 16

  • Mình cầm số 8 không biết B cầm 14, 15 hay 17

  • B:

  • Mình cầm số 14 không biết A cầm 7 hay 8

  • Mình cầm số 15 không biết A cầm 8 hay 8

  • Mình cầm số 16 không biết A cầm 5 hay 5

  • Mình cầm số 17 không biết A cầm 6 hay 8

  • Mình cầm số 18 và mình chắc chắn A cầm 6

  • Mình cầm sô 19 và mình chắc chắn A cầm 5

Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn.

A chắc chắn B không biết đúng sinh nhật của C=>kết quả không kể là 18/6 và 19/6, vì chỉ cần biết 18 hoặc 19 là B biết được chính xác sinh nhật C

Dòng suy nghĩ của 2 người sau khi A nói câu này:

  • A:

  • Mình cầm số 5 không biết B cầm 15, 16 hay 19

  • Mình cầm số 6 không biết B cầm 17 hay 19

  • Mình cầm số 7 không biết B cầm 14 hay 16

  • Mình cầm số 8 không biết B cầm 14, 15 hay 17

  • B:

  • Mình cầm số 14 không biết A cầm 7 hay 8

  • Mình cầm số 15 không biết A cầm 5 hay 8

  • Mình cầm số 16 không biết A cầm 5 hay 7

  • Mình cầm số 17 không biết A cầm 6 hay 8

  • Mình cầm số 18 và mình chắc chắn A cầm 6

  • Mình cầm sô 19 và mình chắc chắn A cầm 5

Vậy là bây giờ A chỉ có thể nhận được 1 trong 2 số 7,8 và B chỉ nhận được 14, 15, 16, 17

Tiếp tục:

Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết.

.
Tại sao nghe thấy A nói B lại biết=>chắc chắn là B có 1 trong 3 số 15, 16, 17 vì cột 15,16,17 chỉ còn 1 dấu x ở khu vực 7,8

Dòng suy nghĩ của 2 người sau khi B ấp ủ câu này trong đầu nhưng chưa nói ra:

  • A:

  • Mình cầm số 5 không biết B cầm 15, 16 hay 19

  • Mình cầm số 6 không biết B cầm 17 hay 19

  • Mình cầm số 7 và mình biết B cầm 16

  • Mình cầm số 8 không biết B cầm 14, 15 hay 17

  • B:

  • Mình cầm số 14 không biết A cầm 7 hay 8

  • Mình cầm số 15 không biết A cầm 5 hay 8

  • Mình cầm số 16 và mình biết A cầm 7

  • Mình cầm số 17 và mình biết A cầm 8

Tiếp tục:

Albert: Sau đó tôi cũng biết sinh nhật Cheryl là ngày nào.

Tại sao sau khi nghe B nói A lại biết

Dòng suy nghĩ của 2 người sau khi A nói câu này:

  • A:

  • Mình cầm số 5 không biết B cầm 15, 16 hay 19

  • Mình cầm số 6 không biết B cầm 17 hay 19

  • Mình cầm số 7 và mình biết B cầm 16

  • Mình cầm số 8 không biết B cầm 14, 15 hay 17

  • B:

  • Mình cầm số 14 không biết A cầm 7 hay 8

  • Mình cầm số 15 không biết A cầm 5 hay 8

  • Mình cầm số 16 và mình biết A cầm 7

  • Mình cầm số 17 và mình biết A cầm 8

=> Khi nghe B nói câu thứ 2 thì A đã “ngộ đạo” và nghĩ ra: Aha thằng B này nó chỉ có thể cầm số 15,16, 17, còn mình lại đang phân vân 14 và 16 => Tao biết rồi nhé hehe
(còn nếu mà A đang phân vân 3 số thì không thể nào biết được)

Gà Vl viết 19:16 ngày 30/09/2018

Đây là kết quả 16/7 mong các bạn góp ý.
http://www.pastefile.com/fjHlYV

Nguyễn Quốc Vinh viết 19:10 ngày 30/09/2018

Mình nghĩ như sau:
Bernard biết ngày sinh nhưng vẫn chưa biết sinh nhật >> loại 19/5 với 18/6 vì chỉ có 1 ngày ứng vs 1 tháng .
Albert nói rằng cậu ta không biết sinh nhật của cheryl là ngày nào … nhiều hơn >> 2 cậu đã nói chuyện và cả 2 đều biết chuyện cheryl nói riêng về tháng or ngày cho 2 người >> albert cũng loại 2 đáp án trên và chưa biết nên loại luôn cái ngày 17/6 .
Bên cạnh đó bernard cũng chỉ phân vân giữa 2 tháng vs mỗi ngày ma sau khi nc thì để lựa chọn đc thì buộc phải biết 1 tháng bị loại từ albert
Mà cả 2 đều biết mỗi bên phân vân gì nên bernard sau khi nói chuyện cũng biết albert đang phân vân và đã loại đáp án 17/6
Theo suy luận thì mỗi bài toán đều có 1 hướng giải quyết , không thể nào xác định đc nếu như 1 ngày có tới 2 tháng mà lại không cho dữ kiện để loại trừ chỉ nói sau khi nc thì cả 2 đều biết bài giải của nhau rồi sau đó chọn đc thì chỉ có ngày 17/8 là phù hợp tại vì albert đã tự loại đáp án 17/6 rồi chứ nếu không phải thế thì mỗi người đều có ít nhất là 2 cách chọn với 1 ngày của 2 tháng or 1 tháng có tới 2,3 ngày .
Kết luận đáp án là 17/8

nvh viết 19:21 ngày 30/09/2018

Đáp án là 16/7.

A biết tháng
B biết ngày
Albert: Tôi không biết sinh nhật của Cheryl là ngày nào nhưng tôi biết Bernard cũng không biết nhiều hơn.
A biết B ko biết chính xác => tháng đó ko chứa ngày xuất hiện một lần duy nhất (18, 19) => tháng: 7 và 8. Khả năng còn lại (14/7/ 16/7; 14/8; 15/8 và 17/8.)
Bernard: Lúc đầu tôi không biết sinh nhật Cheryl nhưng bây giờ thì tôi đã biết
Sau khi nghe A nói, B liền biết chính xác tháng, vì ngày B có được xuất hiện trong tháng 4, 5. Khả năng còn lại (16/7; 15/8; 17/8).
Albert: Sau đó tôi cũng biết sinh nhật Cheryl là ngày nào
Sau khi nghe B nói, A biết chính xác dc ngày, ngày đoa chỉ có thể là 16/7 (vì nếu A biết tháng là tháng 8, thì A ko thể biết chính xác dsc ngày)

Bài liên quan
0