01/10/2018, 01:17

"Bệnh" ngại tranh luận của người Việt Nam

Người Việt có câu “1 điều nhịn là 9 điều lành”, có phải vì lí do đó mà người Việt Nam được danh là “người ít tranh luận nhất Châu Á”?

cdxf viết 03:28 ngày 01/10/2018

Cái clip này không áp dụng cho trên mạng

Lê Bảo Châu viết 03:26 ngày 01/10/2018

trên mạng chơi kiểu số đông để ném đá ý kiến một người mà thấy nản

Thành Phạm viết 03:23 ngày 01/10/2018

Cái clip này không áp dụng cho trên mạng

Với mình thì cả trên mạng mình cũng ngại luôn à không , nói chính xác là trên facebook,vì thực sự tranh luận trên facebook 99% là gặp phải mấy ông kiểu “toxic” kiểu “thằng nào khác ý kiến là phải chơi khô máu với nó, kiểu gì mình cũng phải thắng” :V, tranh luận được 2 3 câu là trở về chửi nhau, soi profile, blabla,…

Nguyen Ca viết 03:23 ngày 01/10/2018

Ngại tranh luận, hoặc không biết thế nào là tranh luận, hay nói bừa, theo cảm xúc. Hay mắc lỗi “tấn công cá nhân(Ad Hominem)”, và “NHIỀU NGƯỜI CŨNG LÀM VẬY „ (Appeal to Common Practice)"người ta tranh luận để đi tới thông nhất, mình thì gây ra sự chia rẽ.
Có một khóa học ngắn về cách tranh luận(Framing) chú có thể xem thế nào

 Frame trong tiếng Anh nghĩa là khuôn hình hoặc dễ hiểu hơn có thể được tạm dịch là "góc nhìn", 
và framing có thể tạm hiểu là kỹ thuật khuôn hình
Người bí ẩn viết 03:28 ngày 01/10/2018

Đoạn từ 9:00 trở đi trên clip có nói về vấn đề “tranh luận trên mạng” dành cho bác nào “lười” coi !

Tao Không Ngu. viết 03:31 ngày 01/10/2018

Hi Huynh Quangsnoobvn.
Đa phần là tấn công cá nhân đưa ra những cái không liên quan và thường thì không nêu được ý chính. Nói chung là không chấp nhận mình ngu hơn người khác. @_@!

Luân Hồ viết 03:19 ngày 01/10/2018

Có giải pháp gì không mọi người . Em thấy bây giờ nhiều giảng viên đại học cũng vẫn áp đặt tư duy của mình lên sinh viên . Khi hỏi những câu hỏi tại sao , thì khó trả lời hoặc trả lời sang một ý khác . Phải chăng là do trình độ . Mong rằng cần những người mạnh mẽ đứng lên thay đổi để chúng ta có một nền giáo dục đề cao tính phản biện , đề cao tính sáng tạo.

Truong viết 03:21 ngày 01/10/2018

Tranh luận thực ra sẽ có ích với 2 vấn đề:

  1. Làm rõ một vấn đề nhiều người gặp phải.
  2. Làm rõ một vấn đề cá nhân gặp phải.
  3. Mục đích là để phục vụ một lợi ích CỤ THỂ nào đó.

Thiếu 3 yếu tố này, tranh luận là vô nghĩa. Bởi vì suy nghĩ của mỗi người là điều được tôn trọng, chứ không phải để đem ra mổ xẻ nó.

Thành Phạm viết 03:22 ngày 01/10/2018

Em thấy vấn đề nằm ở cái tinh thần khi bước vào tranh luận nhiều hơn, nếu người tham gia tranh luận người ta có cái tinh thần tranh luận tích cực, thì kể cả đôi lúc họ có vô tình ngụy biện một chút thì cũng có thể bỏ qua được chứ không nên bắt bẻ quá mức về việc ngụy biện, làm cuộc tranh luận bị loãng (bị lái qua tranh luận về ngụy biện )

(Cái khóa học kia em chưa xem xong nên chưa có ý kiến :V)

Nguyen Ca viết 03:32 ngày 01/10/2018

Uh, chất lượng cuộc tranh luận phụ thuộc nhiều yếu tố, tinh thần cũng là 1 trong số đó :D.

DTVD viết 03:30 ngày 01/10/2018

Mình nghĩ có ý kiến này khá hay:

Xu hướng
Gần đây mình hay để ý các tranh luận trên mạng, đặc biệt là các tranh luận kĩ thuật. Sau một thời gian quan sát thì mình nhận thấy xu hướng tranh luận thường chia làm :

  • Tranh luận để chứng tỏ mình giỏi: Khi mà người tranh luận thường dùng các từ ngữ đao to búa lớn, để chứng tỏ mình biết nhiều, chứng tỏ mình giỏi. Đặc điểm nhận thấy của kiểu tranh luận này là thường dẫn đến việc người nói, lẫn người nghe đều chả hiểu mình đang nói/nghe cái gì :)).
  • Tranh luận để “troll”: Khi mà người tranh luận buông ra các luận điểm nửa vời, chỉ để nhằm gây war. Ví dụ điển hình như các tranh luận liên quan đến ngôn ngữ, framework. Đặc điểm nhận biết của loại troll này thường là chỉ đưa ra ý kiến mà không có luận điểm chứng minh, ví dụ như: ruby chậm vãi, giờ này ai dùng ruby nữa, hay là: java rất lởm, thời buổi này phải code python.
  • Tranh luận cho bõ tức: Khi mà người tranh luận này ghét người tranh luận kia, nên vào troll cho bõ tức.

Khi vướng vào những cuộc tranh luận như trên, bạn sẽ chỉ tốn thời gian vô ích, cộng thêm việc sẽ bị ức chế về mặt tâm lý.

Cách phòng tránh:

  1. Tranh luận một cách tích cực
  • Luôn tôn trọng người đối diện khi tranh luận, không bao giờ nghĩ người đối diện dốt hơn mình
  • Luôn luôn xem mục đích của cuộc tranh luận là gì, để từ đó không để cuộc tranh luận đi quá xa so với mục đích. Mục đích chứng minh cá nhân giỏi không được tính là mục đích.
  • Thừa nhận khi mình sai
  1. Tranh luận một cách thuyết phục
  • Mọi luận điểm phải đi kèm dẫn chứng
  • Chọn từ ngữ nhẹ nhàng để nói.
  • Công kích luận điểm chứ không công kích cá nhân (không được dựa trên những lý do như: mày có làm iOS bao giờ đâu mà biết blah blah, mà phải dựa trên những lý do là: kiến thức iOS này là sai, dẫn chứng là blah blah…)
  1. Tránh xa bọn troll
  • Thấy troll thì cách tốt nhất là tránh xa, không nên phí thời gian với chúng

Nguồn: https://kipalog.com/posts/Tranh-luan-the-nao-cho-tot

Bài liên quan
0