01/10/2018, 14:20

“Bước dịch” trong nói, nghe và đọc tiếng Anh?

Mình có một thắc mắc nhỏ là khi tốt tiếng Anh các bác có cần bước dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đọc và giao tiếp??
Khi đọc, nghe và nói tiếng Anh các bác có mất 1 bước là não tiếp nhận thông tin rồi dịch sang tiếng Việt. Sau đó khi nói sẽ hình thành câu tiếng Việt -> dịch sang tiếng Anh -> phát âm tiếng Anh?

Trước giờ chỉ nghe khái niệm giao tiếp như người bản địa chứ chưa thấy bài nào nói về vấn đề này?

Mình trình độ tiếng Anh hơi kém, vốn từ vựng IT cũng hơi ít
Đợt này mình thử sức đọc mấy cuốn sách tiếng Anh mà cảm giác dịch rồi hiểu rồi dịch… mất khá nhiều thời gian và thông tin tiếp nhận hạn chế quá

Cảm ơn các bác ghé xem và chia sẻ kinh nghiệm học ạ

rogp10 viết 16:24 ngày 01/10/2018
I Will Teach You A Language – 8 Aug 15

How To Read Effectively In A Foreign Language

Do you find it difficult to read in a foreign language? This actionable, step-by-step post will show you exactly how to become a good reader overnight.

Mình chỉ phải dịch ngầm khi đang nói thôi, khi gặp từ ít dùng.

Cong Dinh viết 16:35 ngày 01/10/2018

Có lẽ do vốn từ mình ít quá nên khi đọc phải dịch nhiều nên phân tâm.
Ví dụ như những câu giao tiếp dễ hàng ngày khi nghe và đọc bạn sẽ không mất quá trình dịch trong đầu mà sẽ có luôn câu đáp như nói chuyện bằng tiếng Việt?

Mimo viết 16:36 ngày 01/10/2018

Hồi đầu mới học thì “bước dịch” này lâu lắm , luyện tập riết “bước dịch” nó thành phản xạ luôn r :v

明玉 viết 16:24 ngày 01/10/2018

Nếu bạn thực sự muốn đọc sách Tiếng Anh, thì không chỉ là vốn từ ngữ, ngay cả ngữ pháp cũng phải rành, đừng nghe ai nói ngữ pháp không quan trọng, biết ngữ pháp là biết cách ngôn ngữ đó hoạt động, dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
Bước dịch tốn time, khi bạn phiên dịch thật thì không tính, còn đọc hiểu thì nên “nghĩ” bằng ngôn ngữ đó luôn (được mức nào hay mức đó, thực tế người ta “nghĩ” bằng cả 2 ngôn ngư mẹ đẻ và ngôn ngữ đó).

rogp10 viết 16:23 ngày 01/10/2018

Có lẽ do vốn từ mình ít quá nên khi đọc phải dịch nhiều nên phân tâm.

Vốn từ ít thì làm gì cũng khó và cách học từ có hai cấp: ráng nhét (phải dùng thẻ) và đặt nó vào ngữ cảnh.[quote=“Cong_Dinh, post:3, topic:62218”]
Ví dụ như những câu giao tiếp dễ hàng ngày khi nghe và đọc bạn sẽ không mất quá trình dịch trong đầu mà sẽ có luôn câu đáp như nói chuyện bằng tiếng Việt?
[/quote]
Đúng vậy. Mà nói về ngữ pháp thì không có ngữ pháp thì không đặt câu được với lại mình không cần phải nhớ nhiều câu, vì có quy luật rồi. Đơn cử có ba chữ “mèo”, “ăn”, “cá” thì có thể đặt đc 7 - 8 câu

Hung viết 16:28 ngày 01/10/2018

Muốn học điều đầu tiên là bỏ hết tất cả ngôn ngữ khác. Coi như là bác mới sinh ra, mọi thứ đều lạ lẫm, bắt đầu tiếp nhận, xây dựng language model. Vì vậy, khi học ngôn ngữ rất cần môi trường giao tiếp.

Dịch hay Translation, là chuyên ngành của ngôn ngữ học. Dịch không đơn giản dịch từng từ theo từ điển. Mà còn phù hợp cấu tạo từ (morphology), theo đoạn văn (syntax), ngữ cảnh (pragmatic). (it - English, nó - Việt).

Các trung tâm và trên trường khi dạy cho người không phải ngành ngôn ngữ, thì chỉ dạy dịch ở mức cơ bản là từ vựng. Khi nói rất không tự nhiên, vì não xử lý ngôn ngữ theo cách bất thường: Từ Vietnamese language Model + (Vietnamese-English Translation Model) -> English Language Model.


Ngôn ngữ lập trình cũng thế, mỗi ngôn ngữ có hệ sinh thái riêng. Các bài báo xếp hạng hay so sánh ngôn ngữ thực sự không nên đọc. Lập trình quan trọng: dữ liệu + thuật toán + logic.


Ps: Sai chính tả hoài.

Cong Dinh viết 16:32 ngày 01/10/2018

Cảm ơn các bác rất nhiều.

Mình chắc phải thay đổi lại cách tiếp nhận khi học từ mới thì mới tốt được. Khi ngữ pháp nhuần nhuyễn cũng giúp cách phán đoán từ và dịch tốt hơn

nguyen hai viết 16:30 ngày 01/10/2018

Em cần tiếng anh với mục đích gì?
Nếu đọc hiểu tài liệu chuyên ngành IT thì dịch và chọn nghĩa sát nhất, khi có vốn hiểu biết về mạng, kiến trúc framework rồi sẽ ít dịch mà đoán nghĩa. dần dần tốc độ đọc rất nhanh và không cần dịch vì vốn kiến thức đã có.
Với toeic cũng vậy, khi chưa có vốn tiếng anh, chưa hiểu ngữ cảnh: tình huống bảo hành, sân bay, họp, bản tin thì giáo viên hay dịch để người học hình dung, khi người học đã có vốn kiến thức trong ngữ cảnh thì khả năng sẽ không cần dịch.
Nên cũng có người khuyên cứ dịch khi gặp từ mới rồi gặp lại từ đó lại dịch, gặp nhiều sẽ hiểu nó dùng trong hoàn cảnh nào, quen rồi sẽ ko cần dịch.
“đọc mấy cuốn sách tiếng Anh” là bắt đầu thói quen mới giống “đi tập Gym”, cơ thể không quen sẽ phản ứng chán nản, mệt mỏi.

Cong Dinh viết 16:24 ngày 01/10/2018

Em muốn nâng cao phần từ vựng và dịch tài liệu để học trong IT anh ạ.
Trước thì trình độ của em cũng tạm gọi trung bình khá, giao tiếp chưa tốt lắm. Bẵng đi vài năm không dùng tới giờ ngồi vào đọc tài liệu IT thấy bước dịch mất nhiều thời gian gây phân tâm quá.
Anh nói rất đúng ạ. Chắc do lâu không dùng vốn từ giảm đi nên nhanh nản, phải tăng kiên trì lên thôi ạ

Jacaré Junior viết 16:26 ngày 01/10/2018

Nói về đọc thôi nha, ban đầu nó là một cực hình. BAN đầu thì cũng nghĩ là nghĩ trong đầu trước rồi mới dịch. Nhưng dần dần nó thành phản xạ, nhìn vô là đọc được, không biết nó là cấu trúc ngữ pháp gì.

Phan Ngoc viết 16:30 ngày 01/10/2018

i think you can practive using google translate to have english sentence from vietname sentence, it is so very fun, and i use a lot and maybe we don’t have perfect sentence but at least you can describe your think by english more better :v

Jacaré Junior viết 16:34 ngày 01/10/2018

Lỗi tùm lum bạn ơi…

Phan Ngoc viết 16:20 ngày 01/10/2018

i know, but i can use to communicate with foreign colleague every day, it is so fun and they understand me and it makes job smoothly

Bài liên quan
0