30/09/2018, 20:33

các câu lệnh trong Linux

trước hết em xin các bác cái lệnh remove thư mục có nội dung bên trong.bên cạnh đấy thì các bác ai biết lệnh gì thì comment để giúp anh trong nhóm tìm hiểu dễ hơn.
ví dụ : rm <tên thư mục cần xóa> : xóa thư mục
clear : xóa màn hình terminal

Pham Van Hai viết 22:47 ngày 30/09/2018
  • rm -r <dir>: Xóa tất thư mục dir và tất cả file và thư mục con.
The Wind viết 22:34 ngày 30/09/2018

Bác chuyên môn cái kiểu hỏi mà k chịu Google trước về câu hỏi !
Chẳng lẽ lần nào bác hỏi em cũng phải cắm cờ thì tệ quá !
Link : https://www.google.com/search?sourceid=chrome-psyapi2&ion=1&espv=2&ie=UTF-8&q=cac%20cau%20lệnh%20linux&oq=cac%20cau%20lệnh%20linux&aqs=chrome..69i57j69i60j0l4.3536j0j7

Thành Phạm viết 22:37 ngày 30/09/2018

Cần cái gì thì search thôi bạn như đọc ebook tiếng Anh ấy, mắc từ nào thì dịch, xong dịch nhiều quá thì nhớ

Mình thì hay dùng:

ls
cd
cat
vim
subl
grep
find . -name <filename>
...
Khôi Trần viết 22:48 ngày 30/09/2018

rm -rf nhá bạn…

Hiệu viết 22:44 ngày 30/09/2018

Cắm cờ làm gì hả bác, ng ta hỏi để biết mà.
Đúng là lười như bạn nói, ko chịu Google xem trc.

The Wind viết 22:38 ngày 30/09/2018

Tại quen vs Diễn đàn cũ nên mình k thích những thành phần đăng câu hỏi mà k Google trước hoặc k tìm hiểu về thứ mình đang định hỏi nên nhìu khi mấy bạn đưa rất nhìu câu hỏi nhảm hoặc các nội dung k liên quan vs nhau hoặc có đáp án sẵn trên Google .
Ví dụ :
Mình muốn làm Hacker thì nên dùng kali Linux hay Gentoo
Hoặc :
Cho xin danh sách câu lệnh của 7z trong Linux

Quyet Do viết 22:41 ngày 30/09/2018

nói chung em ghi nhận ý kiến của mọi người < trừ việc không chịu tra google trước -rất nhiều người nói về vấn đề này > em tra khá nhiều và trang nào cũng rm rồi gạch cái nọ ,gạch cái kia.trên thực tế việc tra google rất tiện đỡ mất time chờ ngkhac trả lời.việc tham ra diễn đàn day nhau hoc cơ bản cũng thành thói quen với mình nên muốn tạo 1 cái để sau này ngta tra google các dòng lệnh linux để nó hiện chữ daynhauhoc.com xếp thứ 15,16 cũng được.
tiện thể cho em hỏi cái cắm cờ kia là sao để em cắm cho hiệu quả .

Pham Van Hai viết 22:36 ngày 30/09/2018

em tra khá nhiều và trang nào cũng rm rồi gạch cái nọ ,gạch cái kia

Cái đó gọi là option. Các câu lệnh trên Linux đều có các options khác nhau rất quan trọng và nó thay đổi hoặc mở rộng chức năng của lệnh. Khi học một lệnh nào đó bạn cũng cần chú ý đến option.
Ví dụ: lệnh rm -r -> option: -r có tác dụng hướng dẫn xóa bỏ tất cả thư mục con/file và chính nó -> xóa được thư mục không rỗng.

Bạn tham kháo cái này có nói đến options một cách tống quát:
http://www.catb.org/esr/writings/taoup/html/ch10s05.html

Quyet Do viết 22:36 ngày 30/09/2018

cảm ơn bác,để em tìm hiểu thêm

Thành Phạm viết 22:39 ngày 30/09/2018

À mình quên một cái rất hay dùng đó là man (manual) bạn muốn xem cách dùng cái gì thì cứ man lệnh đó mà xem. Hầu hết các lệnh đều có doc ghi rất rõ ràng các option để làm gì. Ví dụ:

man ls
man grep
man rm
...
Quyet Do viết 22:42 ngày 30/09/2018

cảm ơn thanhmss. cái này chắc là dùng nhiều

Quốc Hùng viết 22:34 ngày 30/09/2018

bác vào /bin/ là ra 1 tá các app. Bác lấy tên app rồi thêm --help hoặc man <tên app> để biết nó làm cái gì.
p/s: đừng cảm ơn như vậy, chỉ cần like là người nhận sẽ tự hiểu

Chế Tiệp Chân Khoa viết 22:45 ngày 30/09/2018

những linux command này mình nghĩ không nên gọi là app

Quốc Hùng viết 22:35 ngày 30/09/2018

nó là console app mà bác, câu lệnh terminal chỉ gọi và truyền các gía trị vào app đó rồi để nó run thôi

Jack Vo viết 22:36 ngày 30/09/2018

rm -rf xóa thư mục dir và tất cả các file bên trong và thư mục con mà ko cần hỏi. Nên cẩn thận khi dùng lệnh này ko thì đi luôn data đấy nhé.

Nguyen Ca viết 22:35 ngày 30/09/2018

Đọc log file cả chục G thì dùng lệnh này:

more -200 xxx.txt (đọc 1 lầ 200 line)

kêt hơp grep:

more -200 xxx.txt | grep string_search.

Ngoài more thì cũng có thể dùng lệnh tail

Nguyễn Trọng Phương viết 22:41 ngày 30/09/2018
  1. Lệnh liên quan đến hệ thống
    exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
    logout: tương tự exit.
    reboot: khởi động lại hệ thống.
    halt: tắt máy.
    startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
    mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
    umount: ngược với lệnh mount.
  2. Lệnh xem thông tin
    cat /proc/cpuinfo: Tìm chi tiết kỹ thuật của CPU
    cat /proc/meminfo: Bộ nhớ và trang đổi thông tin
    lspci: Xem thông tin mainboard
    uname -r: Xem hạt nhân phiên bản
    gcc -v: Compiler phiên bản nào tôi đã cài đặt.
    /sbin/ifconfig: Xem các địa chỉ IP của bạn.
    netstat: xem tất cả các kết nối.
    lsmod: Những gì được nạp module hạt nhân
    last: xem những ai đã login vào hệ thống
    df: Xem dung lượng ổ đĩa cứng
    free -m: xem dung lượng sử dụng bộ nhớ
    netstat -an |grep :80 |wc -l: xem có bao nhiêu kết nối đến cổng 80
  3. Lệnh thao tác trên tập tin
    ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
    pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
    cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
    mkdir: tạo thư mục mới.
    rmdir: xoá thư mục rỗng.
    cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
    mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
    rm: xóa tập tin.
    wc: đếm số dòng, số kí tự… trong tập tin.
    touch: tạo một tập tin.
    cat: xem nội dung tập tin.
    vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
    df: kiểm tra dung lượng đĩa.
    du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định
    tar -cvzpf archive.tgz /home/example/public_html/folder: nén một thư mục
    tar -tzf backup.tar.gz: liệt kê file nén gz
    tar -xvf archive.tar: giải nén một file tar
    unzip file.zip: giải nén file .zip
    wget: download một file.
    chown user:user folder/ -R: Đổi owner cho toàn bộ thư mục vào file.
    tail 100 log.log: Xem 100 dòng cuối cùng của file log.log.
  4. Lệnh khi làm việc trên terminal
    clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
    date: xem ngày, giờ hệ thống.
    find /usr/share/zoneinfo/ | grep -i pst: xem các múi giờ.
    ln -f -s /usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh /etc/localtime: Đổi múi giờ máy chủ về múi giờ Việt Nam
    date -s “1 Oct 2009 18:00:00”: Chỉnh giờ
    cal: xem lịch hệ thống.
  5. Lệnh quản lí hệ thống
    rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
    ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
    kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
    top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
    pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
    sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
    useradd: tạo một người dùng mới.
    groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
    passwd: thay đổi password cho người dùng.
    userdel: xoá người dùng đã tạo.
    groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
    gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
    su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
    groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
    who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
    w: tương tự như lệnh who.
    man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số…
    Nguồn: copy trên mạng dùm bác nào lười gg.
Đạt Đỗ viết 22:42 ngày 30/09/2018

rm -rf . cho gọn phải không mọi người

Anh Tú viết 22:49 ngày 30/09/2018

Mình có viết 1 bài blog về các lệnh thường dùng khi mới xài Linux, bạn tham khảo nhé:

Medium – 17 Mar 16

Các lệnh (command) dành cho người mới dùng Linux – Đỗ Anh Tú – Medium

Nếu bạn là người mới dùng Linux(Ubuntu, Fedora, CentOS v.v... ), thì đây là lệnh (command) cần thiết nhất khi sử dụng hằng ngày.

Reading time: 7 min read

familug.org

[CMD]Các lệnh về thư mục và tập tin

Chia sẻ kinh nghiệm lập trình Python, sử dụng Linux

Bài liên quan
0