01/10/2018, 17:18

Các chiến lược dùng để giải quyết vấn đề

  1. không biết mấy pro trên này khi gặp 1 vấn đề hoặc 1 bài toán khó , dạng như sau khi đọc xong đề bài và trong 10s tiếp theo vẫn chưa nghĩ ra được hướng giải quyết thì các bác áp dụng những chiến lược nào để tiếp tục
    em thường dùng sẽ là thử sai >>> vì vấn đề này chưa gặp lần nào nên bắt đầu đưa ra giả thiết ( các giả thiết dựa trên những kinh nghiệm cũ ) và thử từng trường hợp để rút ra kết luận tổng quát >>> mất quá nhiều thời gian
    nếu chỉ xét về lập trình thì chắc sẽ hẹp hơn vì có 1 lô các thuật toán giải thuật cơ bản và nâng cao giúp giải quyết gần như các vấn đề hay gặp , nhưng mở rộng ra ngoài không chỉ là lập trình mà các vấn đề xã hội hoặc các sự việc diễn ra mà mình chưa bao giờ hoặc chưa được chuẩn bị trước >>> chắc phải cần 1 số chiến thuật để khi gặp mình sẽ chủ động giải quyết nó , các bác có thể chia sẽ cho em các chiến thuật mà bác hay dùng với ạ

à mà nói tới chỗ này em lại nhớ lại hôm trước xem bài viết nào đó về trí tuệ nhân tạo người ta nói con người hơn máy móc ở chổ khi gặp 1 vấn đề mới chưa bao giờ gặp trong quá khứ thì có thể tự đựa ra phán đoán , còn vấn đề đã gặp rồi và nhớ lại và áp dụng thì không được gọi là trí tuệ nữa … nhưng em nghĩ phải có kí ức lưu trữ dữ liệu gì đó rồi , rồi mới lôi dữ liệu đó ra phân tích để đưa ra kết luân đúng không ạ , mà dữ liệu đó phải có dính dáng ít nhiều đến vấn đề cần giải quyết , chứ dữ liệu ko ăn nhập với vấn đề thì cũng như không >> ví dụ như 1 hoc sinh lớp 1 vứt cho 1 bài đạo hàm làm sao nó có thể giải được trong trường hợp này chiến lược mà nó có thể sử dụng để giải là gì ?? nếu chỉ đơn thuần lấy dữ liệu từ những kiến thức mà nó đã học thì có chắc là giải được không ( đặt trường hợp không cho sử dụng internet hoặc hỏi người đã biết )

  1. câu hỏi ở đây là máy móc nó có khả năng lưu trữ dự liệu rất lớn nhưng vì sao vẫn không thể so sánh được với trí tuệ của con người (vd : 1 cái máy có thể lưu trữ dữ liệu của hàng trăm , ngàn cái thư viện nhưng con người thì không thể làm được như vậy ) >>> chiến lược của bộ não ở đây là gì mà có thể chiến thắng được máy móc ??

  2. và câu nữa là giữa khả năng nhớ và khả năng tìm kiếm phân tích thì cái nào quan trọng hơn , người nhớ nhiều và lâu nhưng phân tích kém (hoặc phân tích chậm ) , người nhớ ít nhưng đầu óc logic xử lý vấn đề nhanh . Hay là những người có trí nhớ tốt thì họ có khả năng sắp xếp lưu trữ dữ liệu logic nên nó sẽ kéo theo luôn việc họ có khả năng phân tích xử lý vấn đề nhanh ??

Songtotnhe viết 19:23 ngày 01/10/2018
  1. câu hỏi ở đây là máy móc nó có khả năng lưu trữ dự liệu rất lớn nhưng vì sao vẫn không thể so sánh được với trí tuệ của con người

“khả năng lưu trữ” và “trí tuệ” thì làm sao so sánh với nhau được bạn nhỉ?
nó ghi vào đĩa rồi nó để đó, cũng như chữ viết in trong sách thôi, nhà có cả núi sách mà không lấy ra đọc thì trí tuệ cũng đâu khá lên được.

chiến lược của bộ não ở đây là gì mà có thể chiến thắng được máy móc ??

Ở đây mình nói về khả năng giải quyết vấn đề.
Theo mình nghĩ con người hơn máy móc ở chỗ có khả năng liên kết những dữ liệu đã ghi nhớ, sau đó sử dụng tư duy và tưởng tượng để tìm ra giải pháp phù hợp.
Lúc fix bug mình hay dùng quy trình này =))
Giải sử có một bug chưa có ai gặp, mình sẽ làm như này:

  • Tra cứu google để có thêm thông tin cần thiết
  • Suy nghĩ ra các giải pháp
  • Tưởng tượng để loại ra các giải pháp không hợp lý (đỡ mất công thử, tuy nhiên nếu các giải pháp chính không đáp ứng được, có thể sẽ quay lại thử các giải pháp này)

Quy trình này thậm chí có thể hoạt động trong tiềm thức, như trước khi mình ngủ có một vấn đề chưa nghĩ ra, thì sáng hôm sau ngủ dậy mình đột nhiên nghĩ ra giải pháp =)) giống như gọi request đến đâu đó và lấy response về vậy =))

  1. và câu nữa là giữa khả năng nhớ và khả năng tìm kiếm phân tích thì cái nào quan trọng hơn , người nhớ nhiều và lâu nhưng phân tích kém (hoặc phân tích chậm ) , người nhớ ít nhưng đầu óc logic xử lý vấn đề nhanh .

Không có cái nào quan trọng hơn cái nào, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ phát huy khả năng hữu dụng của nó.
Ví dụ như trong việc học ngôn ngữ tự nhiên, bạn có ráp công thức ngữ pháp nhanh thế nào cũng không nhanh bằng việc ghi nhớ trực tiếp mẫu câu (hoặc các mẫu câu có liên quan).
Luyện tập nhiều cho ngôn ngữ ăn vào máu mới giao tiếp được, chứ lúc đó mà nhớ lại công thức rồi ráp từ vô là không kịp. Mình cảm thấy não người như là RAM vậy, tốc độ truy xuất vô cùng nhanh mà dung lượng lại siêu lớn nữa, nên bạn cứ dùng thoải mái nhé =))
Vả lại, dù logic của bạn có siêu cỡ nào mà không đủ thông tin nền (như vụ giải đạo hàm bạn nói) thì xử lý đến hết đời cũng chưa ra giải pháp =))
Tương tự, trong các trường hợp tính toán, ví dụ như 521545 + 455454 = ?? thì đương nhiên khả năng tính toán nhanh sẽ hữu dụng =))

Bài liên quan
0