Cách học đại học tốt nhất là đi từ thực tế
Cách học hiệu quả nhất là đi từ bài toán thực tế.
Tôi thấy chương trình giảng dạy đại học hiện nay thường hay đi từ khái niệm bao quát rồi chuyển đến bài toán. Như vậy với những người “Chậm tiêu” như tôi. Học được vài cái khái niệm này thì quên cái trước. Đến lúc vào thực tế lại lục tung từ đầu. Chi bằng vậy tại sao không đặt vấn đề trước từ đó tìm giải pháp. Từ giải pháp vạch ra các bước cần làm để đạt đc mục đích là giải quyết được bài toán thực tế. Nếu đi từ phương pháp này thì ta sẽ có cảm hứng và động lực để tìm hiểu về nó và các vấn đề xung quanh bài toán ta đang làm hơn là học 1 cách bị động như đại học hiện nay. Học làu làu từ đầu cuốn giáo trình từ khái niệm sơ khai đến vấn đề chi tiết. Đến khi động đến bài toán thực tế lại không biết tìm ở đâu trong cuốn giáo trình đó.
Tôi không nói học như vậy là không tốt nhưng với tôi như vậy nó không có tác dụng. Suy cho cùng phương pháp nào cũng có ưu/nhược điểm của nó. Nếu như đi từ thực tế thì bạn có thể tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Một thời gian sau bạn gặp 1 bài toán tương tự thì trong đầu bạn đã có thể mường tượng được hướng giải quyết và các bước làm mà bạn đã làm trước đó rồi. Từ đó tìm hiểu tiếp trí nhớ của bạn sẽ được tái tạo lại . Nhưng mặt khác nếu chọn phương pháp này bạn sẽ phải chấp nhận rơi vãi 1 vài kiến thức mà mình không hề hay biết. Cái này tùy thuộc vào bài toán bạn chọn ban đầu là như thế nào , đủ bao quát vấn đề hay không. Phương pháp truyền thống cũng có ưu điểm của nó. bạn có thể được học theo tutorial và không hề bỏ xót gì cả ( đó là nếu như bạn có trí nhớ siêu phàm ) . Nhưng nhược điểm là để áp dụng thực tế thì lại phải quay lại tư đầu để tìm hiểu và tôi tin là nhiều người sẽ bỏ cuộc ngay từ giai đoạn 1 - tutorial vì nó quá nhàm chán. không thực tế , không có động lực, không có hướng đi.
Trên đây là cảm nhận sau 3 năm mài đít ở đại học
Chính xác. Mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Mình mới ra trường đi làm được gần 1 năm và thấy chương trình giảng dạy quá hàn lâm và không đi kèm với thực tế mà chỉ đi kèm mà đi bao quát giống như cưỡi ngựa xe hoa. Cách dạy này mau khiến cho người học lâu ngày bị động và mất đi hứng thú trong ngành học này. Ngành học này đáng lẽ rất thú vị. Nó không khô khan tí nào.
bâc cho em hỏi là làm sao để làm cả hai việc cùng lúc nhỉ .vd như bây giờ em đi thực tập thì làm python trên lớp thì làm c# em thấy lẫn quá không biết làm thế nào
Bình thường mà em. Anh đi làm asp.net mvc, về nhà thì làm WPF. Chuyện là em đang bị phân tâm. Em làm cái này thì suy nghĩ cái kia. Cách tốt nhất là khi đi thưc tập, em cố gắng làm hết việc được giao trong khi em thực tập. Sau đó khi tan ca, về nhà tắm rửa nghĩ ngơi, hoặc ngủ 1 chút rồi dậy làm C#.
căn bản là cái hai cái em đềi mới học nên sẽ có nhiều khái niệm mới và hơi lẫn vd nhu cookice sesion hay applicontion hay mvc thì đều giống nhau cả nhưng em thấy có nhiều cái khác nhau quá nên hơi lẫn
bác cho em hỏi học asp.net mvc ở đâu ạ .em thấy ở trên lớp mới học mà thầy đã yêu cầu làm web mà mới học ado.net mà thầy đã bắt yêu cầu làm web bán hàng rồi em thấy fail vãi
Trên youtube đó em. Trên có nguyên cả 1 series dạy. google " TEDU ASP.NET MVC" là có ngay.
Đại học là giống như chủ topic nói vậy, nó mang tính hàn lâm, thích hợp cho những người thích mở rộng con đường học vấn về sau, chuyện đi làm kiếm cơm không phải là ưu tiên hàng đầu dù có thể người học đại học cũng thích mùi tiền như ai.
Còn người muốn học ra để sớm đi làm kiếm cơm cái đã, chuyện khác tính sau thì người ta học các trường dạng nghề, hoặc học các trường do các công ty giáo dục tạo ra để lấy chứng chỉ.
Kể cả là ở nước ngoài người ta cũng như chủ topic nói. Có một điều là đại học nước ngoài có rất nhiều lựa chọn cho SV theo học cho nên có những SV khi vô đại học thì chọn một ngành, nhưng rồi cứ đi nghe giảng hết lớp nọ đến lớp kia, lại rẽ sang học ngành khác (có khi khác xa với ngành ban đầu. VD: ý định ban đầu là học vật lý nhưng sau đó lại chọn học lịch sử). Chuyện đó ở Việt Nam ít trường ĐH có cơ hội cho phép SV làm việc đó, và SV cũng gần như “khoa/ ngành nào biết khoa/ ngành đó” bởi rất hiếm có những học phần dạng Introduction XXX để cho SV vào đó ngồi nghe giáo sư marketing về ngành của họ
Cũng nói sơ qua là những trường dạy hàn lâm thì có vẻ như ra ngoài đời không làm được việc ngay, nhưng mà những người học trường như vậy mà trường ngon, cái họ nghiên cứu ra có thể giải những bài toán hóc búa, áp dụng vào cuộc sống thì tạo ra những thay đổi lớn lao. Larry Page và Sergey Brin là hai người dạng mới đầu đi theo hướng hàn lâm, chẳng ai nghe được hai ông này làm gì ở thời Yahoo! vàng son, đọc qua tiểu sử cũng thấy không thấy 2 ông này làm cho công ty nào có tiếng tăm gì vào thời mà chưa có Google. Hai gã này bây giờ tuy là doanh nhân, nhưng trong huyết quản hai tên vẫn xem mình là nhà khoa học hơn là doanh nhân, do đó, không tiếc tiền ném vào những dự án mang tính nghiên cứu mà với hầu hết những người làm kinh doanh là… không thể hiểu được / đốt tiền điên khùng.
À, cũng nói sơ qua về cách người ta vẫn còn tranh cãi nên đi từ thực tế đến trừu tượng hay ngược lại, hai phe phái đó vẫn chưa bên nào hạ gục bên nào. Ví dụ như giáo sư Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của trường thực nghiệm thì có vẻ là đi từ những cái cao siêu mới quay về cái bình thường, và những học sinh học trường thực nghiệm khi nói chuyện, người ta sẽ không thể hiểu được… nhưng không thể nói như vậy là phương pháp của giáo sư Đại là vứt đi, bởi vì giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Nguyễn Lân Hiếu được xem là một sản phẩm của trường thực nghiệm.
Cuối cùng, nếu là nhà quân sự thì sẽ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, những trường đại học danh tiếng trên thế giới, họ theo hướng đào tạo số ít để số đó sẽ đi… thay đổi thế giới thay vì đào tạo với số lượng hàng trăm ngàn SV như kiểu ĐH Công nghiệp TP. HCM.
Bởi thế cho nên, nếu bạn học trường West Point thì bạn không cần giới thiệu, bạn chắc chắc sẽ được báo chí tò mò hơn những bạn khác vào học Harvard. Ở Việt Nam thôi, bạn học ĐH Mỹ thuật, bạn sẽ được bạn bè kính nể hơn là bạn học Bách Khoa hay Y Khoa
bắt làm là đúng rồi, đang học mà
Trước anh học QTCSDL, đồ án làm làm 1 web từ đầu đến cuối. :v
Chuyển bộ gõ sang chế độ bảng mã Unicode dựng sẵn đi bạn, để Unicode tổ hợp đọc cái dấu thấy ngứa mắt làm sao!
bắt làm là đúng rồi, đang học mà
Trước anh học QTCSDL, đồ án làm làm 1 web từ đầu đến cuối. :v
nhìn vào sao biết được nhỉ, đúng là đang dùng tổ hợp, mà sao không thấy khác biệt :v
F12 sẽ thấy khác biệt
Ôi giời, người ta thích thì người ta để tổ hợp thôi, ai bảo anh cứ thích làm nên sự khác biệt. Em thấy ở đây nhìn đúng được là được rồi.
cơ bản là anh chọn đại, thấy nó đọc được, chứ không có để ý =)). mình chọn gì mà mình biết được vi sao mình chọn thì tốt hơn em =))
bác nói chuẩn đấy bác à .nếu vào các viện nghiên cứu thì sẽ thấy những điều bác nói quá chuẩn .Nhưng có một vấn đề là lương của các viện nghiên cứu cho thạc sỹ chỉ có 3 củ tháng như vậy khó thu hút được sinh viên mới ra trường đi theo con đường nghiên cứu khoa học lắm .làm ở viện nghiên cứu ở Việt Nam chỉ được cái tiếng là viện sỹ thôi
nhưng công nghệ lớn kiểu mà tri thức lớn nhiều chữ như google mà ko học lên cỡ tiến sỹ thì đó mà nghĩ ra được