01/10/2018, 08:16
Chiến lược gai mít
Ngành IT đã có thể trở thành một ngành “mũi nhọn” và trên thực tế từng được xác định là một ngành “mũi nhọn” của nước ta. Nhưng trong một chiến lược phát triển kiểu quả mít, bây giờ mũi nhọn ấy đã cùn mòn nếu so với mặt bằng chung của thế giới.
Chiến lược gai mít - VnExpress
Hôm nay, ít người nhớ được rằng nước ta đã xuất xưởng chiếc máy vi tính đầu tiên của châu Á từ phòng thí nghiệm.
nghe bác này có vẻ hơi bi quan nhỉ
Bài liên quan
Cũng đúng mà
Ngành CNTT ở VN phát triển không có chiều sâu. Chỉ ưu tiên số lượng. Chất lượng đều đều nhưng không là bao nhiêu. Người Việt lại bị rào cản ngoại ngữ so với các quốc gia khác. Hay VN ta chỉ thấy cái đồng tiền trước mắt (Nhập máy về bán, chỉ làm outsource) mà không đầu tư phát triển lâu dài
Nghe câu chuyện về chiếc máy tính đầu tiên của VN lại nhớ đến phim Kaze Tachinu. Nếu ai coi phim cũng sẽ thấy được nổ lực chinh chục bầu trời của Jiro Horikoshi - cha đẻ chiếc máy bay tiêm kích Mistubishi A6M Zero
Jiro Horikoshi là người rất đam mê máy bay. Ông luôn tìm tòi, say mê các quyển sách khoa học nước ngoài, tự học và dịch sách. Khi trưởng thành, ông làm ở công ty sản xuất máy bay và được cử đi Đức và phương Tây học hỏi công nghệ sản xuất máy bay hiện đại. Dù lúc đó Nhật còn rất nghèo, số tiền đi du học thời đó có thể dùng để cứu rất nhiều dân nghèo. Với hi vọng rút ngắn khoảng cách 20 năm cho cả đất nước Nhật
Đôi khi mới thấy trong lúc khó khăn về mọi mặt mới có người tài xuất hiện
cos vietsub ko minh cung dan muon xem a
Link đây: http://tv.zing.vn/episode/The-Wind-Rises-Kaze-Tachinu-Gio-Noi/IWZ960UO.html
Đây là bộ phim Ghibli mà mình tâm đắc nhất. Nội dung hay, câu chuyện cảm động và đáng suy ngẫm
“Cross-domain loading denied”
Ổng nói cũng đúng, giờ chưa có cái nào là bestbuy mà, đa số là outsource không ah., đang đi con đương giống như Ấn độ. Bài dưới được viêt khá lâu rồi.
VinaCode – 25 Jul 14
Những lầm tưởng về lập trình viên Ấn Độ
Bài viết được dịch từ blog Avinashsingh Lời bàn của Vinacode: Ở Việt Nam thì bất cứ ai làm công việc lập trình thì đều gọi chung là lập trình viên (mặc dù có thể là tự học, học các khóa ngắn hạn, t…
em thấy cũng khá nhiều công ty giờ làm sản phẩm mà anh
Thì anh nói đa số mà, nhưng bestbuy như tác giả nói thi không có, vi dụ triển khái erp cho mấy thăng to to thì nghỉ tới SAP, Oracle, opensoure thì có oddoo, corebanking thì cũng mua ở nước ngoài về triển khai. ngay cả tienphongbank là ngân hàng của FPT nhưng cũng mua corebanking của nước ngoài.
Trước bên FIS có cái ehopital cũng muốn vươn ra nước ngoài(Thai Lan, Malai) mà giờ chả nghe thấy gì.
Giờ thây có ANTS đang làm prod về bigdata thây sáng sủa nè
Anh thấy làm như TQ, Nga lại hay cấm một số trang nước ngoài, hơi cực đoan nhưng lại có sản phẩm nội để dùng
Thấy Nga, Trung với Nhật nó luôn ưu tiên phát triển công nghệ trong nước (có sự hỗ trợ lớn từ Nhà Nước) và khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm nội. Các công ty luôn tiếp cận thị trường trong nước trước, sau đó mới vươn ra nước ngoài. Em thấy cũng hay. Nhưng phải đầu tư đồng bộ, cả về mặt tài chính lẫn con người
Nhưng các sản phẩm đó sau khi thành công ở thị trường trong nước lại khó cạnh tranh nổi khi ra thị trường rộng hơn. Các công ty Nhật đang bị tình trạng này
Chúng ta vẫn còn cơ hội . Hãy cố gắng học bigdata và machine learning