01/10/2018, 09:31

Cho em hỏi linh tinh cái ạ

Tường gạch nhà em thì nó phản xạ, màu sắc bình thường, màu vàng cam là màu hoa văn. Nhưng tại sao cái điện thoại của em thì phản xạ lại ra cầu vồng ạ?

Henry viết 11:38 ngày 01/10/2018

e nghĩ là cái màn hình điện thoại nó giống một cái lăng kính. Thế nên khi ánh sáng từ điện thoại rọi vào nó phản xạ lại cho điện thoại. Điện thoại tiếp tục phản xạ lại thế là có ảnh trên tường gạch. Nó giống như 2 lăng kính phản xạ với nhau và ảnh được nằm trên tường gạch. E nghĩ là thay tường gạch bằng một cái gì đó phản xạ ánh sáng thì cũng được. Có chăng cái tường gạch nó thấy rõ cầu vồng hơn.

Trần Hoàn viết 11:36 ngày 01/10/2018

Không phải đâu bạn, mình soi trên gương thì không thấy hiện tượng đó. Chỉ có soi trên tường gạch thì nó hiện rất rõ, quay cái điện thoại thì đám vân màu kia cũng di chuyển theo. Vị trí của vân màu hoàn toàn phụ thuộc vào góc nhìn của điện thoại với mắt.
Có hai vị trí mà tâm của các vòng màu nằm trên điện thoại, một là điện thoại gần như úp vào tường (hướng sang trái, gần vuông góc với tia nhìn, hơi chếch lên trên), một là hướng ra ngoài, hình như là vuông góc với hướng kia theo chiều dọc và đối xứng qua đường chân trời.
Kích thước các vòng màu là kích thước góc, tức là để điện thoại càng xa thì các vòng màu càng to đối với màn hình điện thoại. Để cách mắt 20 cm thì còn thấy 6 vòng màu, chứ duỗi thẳng cánh tay thì chỉ thấy 3

Henry viết 11:43 ngày 01/10/2018

không phải gương không phản xạ mà có thể do gương phản xạ tốt nên nó cũng hắt các ánh sáng khi mà điện thoại phản xạ tới => không thấy. Còn cái tường gạch nó bắt => nhìn thấy. Nó cũng giống như cái kẹp tóc của các cô gái vậy. lúc e học đôi khi cũng thấy kẹp tóc cô giáo phản xạ ánh sáng cầu vồng lên tường mà.

Tao Không Ngu. viết 11:42 ngày 01/10/2018

Hi Trần Hoàn.
Phân tích hiện tượng mầu cầu vồng thường là do tán sắc hoặc do giao thoa.
Mỗi pĩel được cấu tạo từ 3 màu cơ bản và vị trí nó không cùng là một điểm mà nằm canhj nhau nên theo ngu kiến của mình thì là do giao thoa ánh sáng.

vi.wikipedia.org

Thí nghiệm khe Young

Thí nghiệm khe Young, được thực hiện lần đầu bởi Thomas Young vào khoảng năm 1805, là một thí nghiệm quang học chiếu ánh sáng qua hai khe hẹp và quan sát vân giao thoa trên màn ảnh nằm sau. Các vân giao thoa cho thấy ánh sáng lan truyền như các sóng, do đó thí nghiệm này đã chứng tỏ tính chất sóng của ánh sáng, củng cố lý thuyết sóng ánh sáng Huygens. Thí nghiệm khe Young cũng có thể được thực hiện với các chùm electron hay nguyên tử để cho thấy lưỡng tính sóng hạt của chúng, hay đơn giản là có...

X viết 11:42 ngày 01/10/2018

Tất nhiên là cũng có liên quan đến các hiện tượng vật lý như tán sắc. Nguyên nhân từ miếng dán màn hình (nếu có dán).

Trần Hoàn viết 11:34 ngày 01/10/2018

Máy mình là Xiaomi Redmi note 3, “trời sinh” chống xước nên mình không dán, không ốp, để nó trơn trơn cầm sướng tay :))
Hiện tượng tán sắc xảy ra dựa trên phản xạ toàn phần, nhưng trường hợp của mình là phản xạ trên bề mặt nhẵn bóng mà.
Nếu là bề mặt nhẵn bóng thì phản xạ giữa các nguồn đơn sắc phải đồng hướng, chỉ có thể xuất hiện nhiễu loạn ngẫu nhiên do bề mặt không nhẵn đều. Nhưng mà nếu nhiễu loạn ngẫu nhiên thì không thể tạo thành các vân giao thoa như thế được.
Nhưng nếu như ánh sáng bị tán xạ từ trước khi đến mặt phản xạ thì:

  1. Tại sao mắt người lại thấy hình ảnh trên điện thoại bình thường kể cả khi nghiêng màn hình gần như vuông góc với tia nhìn?
  2. Tại sao hiện tượng cầu vồng chỉ xảy ra khi quan sát phản xạ mặt ngoài (bề mặt vật bóng, tấm thuỷ tinh bóng…) mà không xảy ra ở phản xạ mặt trong? (lớp bạc tráng gương)
  3. Tại sao màn hình laptop của mình không xảy ra hiện tượng này mà màn điện thoại lại xảy ra? (HP 450G1, màn nhám chống loá)
Tao Không Ngu. viết 11:38 ngày 01/10/2018

http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6677.0

Trần Hoàn viết 11:37 ngày 01/10/2018

Màu CD là do các rãnh ghi kim loại làm lệch tia phản xạ nên tia khúc xạ của tia tới và tia khúc xạ của tia phản xa khi đi qua lớp vỏ nhựa trong suốt là không đối xứng, và nó có thể quan sát được với bất kỳ nguồn sáng trắng nào, không phải chỉ với màn hình điện thoại.
Và mình còn phát hiện một điều nữa là các bề mặt kim loại thì rất mờ hoặc không nhìn thấy cầu vồng. Đây có thể là lí do ko thấy vân giao thoa qua gương thuỷ tinh tráng bạc.

Bài liên quan
0