01/10/2018, 16:31

Chọn Software Developer hay AI/ML/Data Science

Chào mọi người, hiện tại mình vừa được trường “đuổi”. Cũng như bao sinh viên mới ra trường khác thôi, với mớ kiến thức trong trường thì mình vẫn chưa thật sự định hướng được bản thân sẽ theo đuổi hướng nào.
Mình học Computer Science nên về cơ bản thì được học khá nặng về nghiên cứu, tuy nhiên bản thân mình lại code khá nhiều. Nếu thực sự được chọn 1 trong 2 hướng trên thì mọi người sẽ chọn con đường nào cho bản thân? Và hướng nào là tốt hơn?
Hy vọng mọi người có thể cùng bàn luận vấn đề này

Songtotnhe viết 18:47 ngày 01/10/2018

Dạo này thấy AI/ML/Data science trở thành một trong các hot trending, lương chắc cũng sẽ khá hơn SE (Software Engineer), và cũng có nhiều SE học thêm ML.

Bản thân mình nghĩ tùy theo sở thích của bạn thôi.
Bạn thích làm phần mềm (web, app, game,…) tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, hay thích viết API nhận tham số vào, tính toán rồi trả kết quả ra?

Mình thì đang là một SE, và có dự định học thêm ML để áp dụng các ứng dụng của ML vào sản phẩm của mình, mình nghĩ đó là một hướng đi tốt.

Hiên Văn viết 18:44 ngày 01/10/2018

Em cũng đi thực tập rồi, nhưng là SE, cũng thấy oke chỉ là giờ vẫn thấy ML rất tốt. Phải nói là rất phân vân giữa 2 hướng luôn ạ

Huy Nguyen viết 18:34 ngày 01/10/2018

nói là SE cho sang mồm. chứ thực tế, VN đa phần coder, programmer, ít engineering đúng nghĩa. Coder, programmer nhiều chỗ xin thực tập hơn. AI, ML tuyển thực tập thường yêu cầu cao hơn về mặt toán học, tư duy, tiếng Anh tốt. Lương AI/ML/data scienist cao hơn, cũng học khối lượng kiến thức nhiều hơn khá nhiều.

Nguyên Trần viết 18:38 ngày 01/10/2018

Chứ SE “sang” thực sự (chứ không phải sang mồm) ở các nước khác thì như thế nào vậy bạn?

Huy Nguyen viết 18:31 ngày 01/10/2018

Quan điểm cá nhân thì đầu tiên phải hiểu kĩ sư là gì?
Kỹ sư, như những người thực hành kỹ thuật, những người phát minh ra thiết kế, là những người sáng chế, thiết kế, phân tích, xây dựng và thử nghiệm các máy móc, hệ thống, cấu trúc và vật liệu để hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu trong khi xem xét những hạn chế do tính thực tiễn, quy định, an toàn và chi phí.[1][2] từ engineer (tiếng Latin ingeniator[3]) là bắt nguồn từ chữ Latin ingeniare (“để mưu, đưa ra”) và ingenium (“thông minh”) - wiki
Ở Việt nam outsourcing chủ yếu nên nhiều coder, programmer làm những cái trên khuân mẫu thiết kế có sẵn, không nhiều người thực sự là kĩ sư theo định nghĩa trên. Tất nhiên, nước mình không thiếu kĩ sư giỏi.
Bạn có thể tham khảo bài viết trên quoara:
https://www.quora.com/What-is-the-difference-between-a-programmer-coder-developer-and-software-engineers

Bài liên quan
0