01/10/2018, 15:03

Có nên học lên Kỹ sư công nghệ thông tin?

Chào mọi người, hôm nay mình muốn mọi người cho mình vài lời khuyên về việc liệu có tiếp tục học lên kỹ sư CNTT hay không.
Mình đang là sv năm cuối cử nhân CNTT ĐH BKHN. Mình đang đi làm ở 1 công ty rồi và cảm thấy ổn về mặt kiến thức để đáp ứng công việc, thật ra vấn đề có học lên hay không mình cũng đã suy nghĩ khá lâu, có lẽ chỉ 25-30% là muốn học tiếp.
Theo mọi người thì sao ? Liệu một tấm bằng kỹ sư có tốt hơn không (về lâu về dài)

Lê Bảo Châu viết 17:13 ngày 01/10/2018

Nó vẫn là bằng đại học thôi -_-

Trung Nguyen viết 17:07 ngày 01/10/2018

Anh hiểu em đang phân vân xem “Kỹ sư” thì có đáng hay không (về mặt kiến thức, về nghề nghiệp trong tương lai) so với bằng “Cử nhân”. Phần dưới đây hơi lạc đề chút, anh muốn nói là bản thân cái danh hiệu “kỹ sư” trên bằng của ĐHBK là cực kỳ nhảm.

Là một cựu sinh viên BKHN, anh luôn phản đối trường BK đào tạo trong 5 năm, và gọi sinh viên đào tạo ra là “Kỹ sư”. Các thầy luôn viện dẫn là kỹ sư phải là người học nhiều biết rộng, có thể nắm được tổng quan vấn đề, blah blah blah. Rồi cho là bằng “kỹ sư” thì CAO HƠN bằng “cử nhân”. Tuy vậy, đó luôn chỉ là “ý muốn”, thực tế chung không bao giờ phản ánh như thế. Trừ khoa CNTT có điều kiện đi làm từ sớm, sinh viên các khoa khác gần như chỉ học, không hề thực hành hay làm tí gì liên quan đến chuyên môn trong 1 môi trường công nghiệp. Mà đã không có thực hành trong môi trường công nghiệp trong 1 khoảng thời gian 1 - 2 năm, thì kiến thức chỉ là kiến thức, chỉ có thể là cử nhân mà thôi. Sinh viên ra trường sau vài năm, đi làm, có hiểu biết thực tế về lĩnh vực cụ thể mình đang làm, thi đạt các chứng chỉ hành nghề, lúc đó tự gọi mình kỹ sư chẳng muộn, vừa đúng thực chất.

Nhìn rộng ra, trong cụm “Kỹ sư - Bác sĩ”, ta hiểu “Kỹ sư” là một danh xưng nghề nghiệp. Vậy sao sinh viên ngành Y, học trầy trật 5 năm, rồi phải đi 1 năm nội trú nữa (gian khổ không kém), rồi mới được cấp bằng “Bác sĩ”, vậy mà những ông Bách Khoa phần lớn là học - thi - học - thi ở trường, mà tự nhận mình là “Kỹ sư”?

Quay lại với vụ có thêm 1 - 2 kỳ nữa để “upgrade” bằng cử nhân thành bằng kỹ sư hay không? thì em phải xem định hướng của bản thân.

  • nếu chỉ đi làm, chắc chắn là không. Không có bằng còn đi làm được, nữa là đã có “cử nhân”, mà lại còn là cử nhân BKHN.
  • nếu đi theo hướng nghiên cứu, sau này muốn học thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể phải nghiên cứu thêm. Như 1 cậu cử nhân CNTT BKHN anh biết, muốn đi học thạc sĩ bên Đức, thì bên đó họ bảo là thiếu tín chỉ của 1 - 2 môn nào đó, phải học bổ sung bên kia. Nhưng đó là Đức, các nước khác ra sao không rõ. Hướng này thì phải hỏi thêm bạn bè khác.

Còn riêng quan điểm của anh, đó là CHỈ HỌC CỬ NHÂN CNTT, sau đó đi làm, tránh lãng phí 1 năm tuổi trẻ. Dành thời gian 1 năm đấy vào việc kiếm tiền, nâng cao kiến thức thực tế, nâng cao tiếng Anh. Sau này tính tiếp.

Vô Thin viết 17:18 ngày 01/10/2018

Đồng ý với travisnguyen. Hiện nay nhiều ngành mà có đào tạo Cử nhân lẫn Kỹ sư thì chẳng qua là một bên là chó, bên còn lại là cầy. Tất nhiên học thêm 1 năm thì cũng có thêm cái nọ cái kia, nhưng trong tình hình hiện tại, không có sự khác biệt nào để phải mài đũng quần thêm 1 năm ở giảng đường (ngoại trừ nhiều SV thích kéo dài thêm tuổi thanh xuân - nói toạc móng heo ra là lười/ ngại đi làm, đốt thêm ít tiền bố mẹ thì không bàn).

Cũng lạ, ở VN người ta hay lẫn lộn giữa cái danh xưng nọ với danh xưng kia, ví dụ như có mấy ông chả bao giờ đi dạy thì công nhận mấy ông đó làm giáo sư để làm gì, thói háo danh thật hết thuốc chữa.

Tên Gì Cũng Được viết 17:18 ngày 01/10/2018

Làm gì thì cũng cần lý do chứ, học lên kĩ sư có dc gì không, nếu chỉ dùng ra oai thì khỏi

Tùng Vux viết 17:19 ngày 01/10/2018

Cảm ơn anh. A hiểu rồi ạ

Bài liên quan
0