Con đường sự nghiệp của một lập trình viên
Có một sự thật đắng lòng mà nhiều lập trình viên không muốn phải đối mặt đó là sự nghiệp lập trình của họ sẽ tiến đến một đỉnh cao và sau đó là một sự suy tàn không thể tránh khỏi. Cuối cùng sẽ rất khó khăn để bạn có thể tìm thấy và giữ được một công việc với tư cách là một lập trình viên. Đối với nhiều người, họ phát hiện ra sự thật này mà không chuẩn bị trước và thường bị sốc.
Con đường sự nghiệp của một lập trình viên
Có một sự thật đắng lòng mà nhiều lập trình viên không muốn phải đối mặt đó là sự nghiệp lập trình của họ sẽ tiến đến một đỉnh cao và sau đó là một sự suy tàn không thể tránh khỏi. Cuối cùng sẽ rất khó khăn để bạn có thể tìm thấy và giữ được một công...
Chẳng có nghề nào mà không đi theo con đường: học tập -> tập tễnh vào nghề -> ổn định với nghề -> chuyên gia -> thầy giáo -> lý thuyết gia.
Không phải ai cũng có thể đạt tới mức chuyên gia trở lên và họ dừng ở mức “ổn định với nghề”.
Chả có gì phải sốc nếu yêu nghề, gái mại dâm người ta còn làm được tới 79 tuổi và họ vẫn có khách hàng để sống.
Tất nhiên, nếu đã dấn thân vào một nghề thì cũng nên cố gắng ngoi lên ở mức khá (ổn định với nghề, yêu nghề, sống được bằng nghề mà không áy náy) để có thu nhập tốt cho cuộc sống bản thân, gia đình, đồng thời thông qua cái nghề của mình mà đóng góp cho xã hội. Còn các mức cao hơn nữa cần có thêm các yêu tố thiên thời - địa lợi - nhân hoà.
Còn lập trình viên mà thực sự khát khao làm giàu thì phải tìm cách đi con đường như các bậc Bill Gates, Marc Andreessen, Mark Zuckerberg, Mark Shuttleworth,… Ở đây, cần xác định rõ là phải là một lập trình viên giỏi cái đã, kiếm cơm đủ sống phè phỡn cái đã rồi mới bàn, chứ viết code còn lỗi be bét mà suốt ngày mơ giàu sang trong tay đầy rượu ngon, gái đẹp thì hoá ra là ảo tưởng sức mạnh với việc mơ mộng hão huyền quá đáng.
Chốt lại: viết code, viết code và viết code và đọc sách về lập trình khoảng 16 giờ mỗi ngày liên tiếp trong 10 năm thì bạn chẳng phải sốc siếc gì hết. Thiên tài là gì? Là làm một việc gì đó bền bỉ qua năm tháng, bỏ công sức vào đó tối thiểu 100 ngàn giờ.
16h 1 hour trong 10 năm liên tiếp? Kinh dị vậy? Công việc thì cũng chỉ làm tối đa tới năm 60 tuổi thôi, làm việc như này gọi là “kiếp làm trâu” chứ không phải “kiếp người” nữa rồi. Bạn mà làm việc kiểu này, tiền có thể nhiều thật đấy nhưng rồi, xung quanh bạn sẽ chẳng có ai bên cạnh, người thân không, bạn bè không, thử hỏi tiền để làm gì?
Có 1 câu “balancing your work and family”, nghĩa là nên cân bằng. Quan trọng khi làm việc là tính hiệu quả (smart working, chứ không phải hardworking), cũng nên cho bộ não nghỉ ngơi, xả trại … chứ làm việc liên tục 16h 1 ngày thì sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ trí óc … đều không thể đảm bảo được. Nhiều khi mình nghĩ ngơi, để cho trí óc lang thang đâu đó … thì solution lại tới đấy.
Mà người ta cũng chỉ khuyên thực hành 10k hour để trở thành lành nghề. Bạn cho gấp 10 lần, nghe kinh hoàng quá.
Mình thì chẳng mơ cao sang, chỉ muốn chuyển từ Code For Food sang Code For Fun thôi ^^
Cái career path này thì chắc ai cũng khá rõ, nhưng mà theo được thì khó do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Lính lác bao giờ cũng nhiều hơn lead, thế nên có muốn làm lead nhiều khi cũng phải dựa vào quan hệ, chính trị chính em … ^^ Ai cũng làm tướng thì lấy đâu quân.
Còn vụ PM thì không hoàn toàn cứ phải xuất thân từ dev đâu. PM thiên về quản lý, tổ chức và giao tiếp với khách hàng. Từ PM có thể promote lên làm Program Manager (quản lý vài prj, hoặc 1 unit/division gì đó, thậm chí còn phải đi gặp khách hàng, chốt sale, …). Trên Program Manager thì có thể lên làm COO (giám đốc vận hành).
Thiên tài phải bỏ vào tối thiểu 100k giờ ?
Vậy mấy đứa nhóc khoảng 10 tuổi được gọi là thiên tài nó phải lao động cật lực từ lúc đang còn là 1 con tinh trùng cho đến năm 10 tuổi. Trong suốt gần 11 năm đó không ngủ nghỉ, ăn uống, ỉa đái gì hết, liên tục trong 24h, chỉ làm việc thôi. Ơ nhưng mà vậy thì vẫn chưa đủ 100k giờ, vậy thế giới gọi bọn nó là thiên tài là sai à
Câu này đúng theo ý bạn có lẽ là: “Dù là thiên tài cũng phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức bền bỉ và đam mê mới có thành công”
100 ngàn giờ chắc là cách nói quá thôi, chắc ý bạn là nhiều thời gian nhưng viết 100k cho nó tròn (vì 10k chỉ là tinh thông trong 1 việc gì đó theo sách nói).
Mấy bạn ở trên đừng có bắt bẻ câu nói của ngta quá