30/09/2018, 16:19

Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam

Bài viết của Tiến sĩ Alan Phan về tương lai kinh tế Việt Nam. Từ vĩ mô các bạn trẻ có thể suy luận đến vấn đề việc làm của mỗi người. Dân IT nên tự tin hơn, sáng tạo hơn, nghĩ lớn hơn, đừng quá ham hố làm gia công, hãy đầu tư vào một kế hoạch của riêng mình (hay chúng ta).
Tất nhiên là các bạn hãy chọn nghề trên quan điểm làm theo đam mê và xác định năng lực của mình, không nên mang theo tư tưởng “gió chiều nào” thì ào theo chiều ấy, rất có hại cho ngành CNTT cũng như các ngành khác. Bạn thích thú và đam mê lĩnh vực gì, có những kỹ năng và tiềm năng ra sao, hãy mạnh dạn. Sai đường, bạn đang học được bài học lớn. Đúng đường, hãy dấn bước.

GÓC NHÌN ALAN – 6 Jun 13

Tiến sĩ Alan Phan: “Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế...

Tác Giả : Như Nguyễn (GD&TĐ) – “Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành...

Nguyễn Thiện Tâm viết 18:31 ngày 30/09/2018

Rất đúng .Mình cũng có suy nghĩ như thế. Làm nông ngiệp theo hướng khoa học - kĩ thuật - ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp. Có thể cùng nhau thực hiện ý tưởng chứ #mathanhcong

Ma Thành Công viết 18:28 ngày 30/09/2018

Rất đúng .Mình cũng có suy nghĩ như thế. Làm nông ngiệp theo hướng khoa học - kĩ thuật - ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp. Có thể cùng nhau thực hiện ý tưởng chứ #mathanhcong

@tam_PTIT Mình đã tìm hiểu vấn đề này, cũng chỉ nắm bắt sơ lược. Hình mẫu của thế giới là nước Israel với những công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp (NN) đạt hiệu quả cực cao, đáng mơ ước. Tại VN, đại khái thế này:
- Về Nhà nước: triển khai vô số dự án làm Nông nghiệp công nghệ cao, đưa CNTT vào NN (điển hình là Viettel với ứng dụng cung cấp thông tin phục vụ NN vừa qua). Vấn đề chính không nằm ở đây…
- Về người dân: Nông dân ta

  • Kém về tin học, chưa thấy được ích lợi gì từ những sản phẩm CNTT.
  • Làm nông nghiệp không có định hướng, chỉ làm đủ ăn hoặc dư dả, không có động cơ ứng dụng công nghệ mới (vì ngại làm, lười làm, thấy đủ là được!?).
    - Về người phát triển ứng dụng - dịch vụ: (chính là các dev đó)
  • Rất hiếm dev có ứng dụng liên quan đến lĩnh vực này. Một phần là do thiếu và rất thiếu nhu cầu người sử dụng (trong Nhà nước đã có anh em ở Bộ 4T (cùng Bộ KHCN v Bộ NN) lo sản xuất phần mềm ứng dụng, ở ngoài thì dân cũng chẳng mấy dùng đến - như đã nói ở trên). Phần còn lại là do chính các dev cũng chẳng thèm quan tâm lĩnh vực này thiếu sản phẩm tốt, vì chẳng có ai trả tiền cho họ làm. Tốt hơn hết là làm theo nhu cầu xã hội, ai cần gì ta làm nấy! Thế đã đủ mệt…

Thuận lợi chắc nói hết rồi. Đủ khó khăn chưa nhỉ? Chắc còn vô khối. Nhưng hỏi mình làm không mình vẫn sẽ làm (đang tích lũy vốn và kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, mình hai bàn tay trắng).
Vì:

  • Nó đúng đắn. Nó đã được khẳng định. Rằng làm nông nghiệp ở thế kỷ này không thể thiếu công nghệ thông tin, vì sâu bệnh, thiên tai, địch họa… càng ngày nhiều đến mức người nông dân không thể nắm bắt hết được.
  • Nó giúp dân ta làm giàu chính đáng. Ai trong số chúng ta có người thân, họ hàng gốc tích là nông dân? Chắc hẳn đều biết đời sống đó như thế nào. Khổ nhiều hơn là vui. Hàng năm thời sự đưa tin đều có vụ việc nông dân bị bắt chẹt bởi thương lái, bởi ông Trời, bởi ít học thiếu hiểu biết, bởi lam lũ nghèo đói. “Anh hùng bàn phím” thật sự là người trông có vẻ vô hại bên cái máy tính nhưng thật ra đang góp sức giúp đỡ nhiều người khác.

Thật ra mình và có thể nhiều người đang chẳng có gì ngoài cái ý tưởng trong đầu, nhưng nó lại còn là một ý tưởng mơ hồ, không rõ ràng và chuyên sâu. Bạn hãy chia sẻ cùng tôi về ý tưởng này nhé? Hãy tìm hiểu nó sâu, sâu hơn nữa, để nó thật rõ ràng và có thể viết lên thành một kế hoạch. Đời người lắm lúc chỉ cần làm cho trọn vẹn một vài kế hoạch là đã già mất rồi!

Nguyễn Thiện Tâm viết 18:31 ngày 30/09/2018

Thú thật thì mình cũng là con nhà nông , và mình hiểu được cái vất vả và nỗi cực khổ của các người dân chân lắm tay bùn , bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và mình nhận thấy ở Việt Nam chúng ta mà muốn mở 1 trang trại thì vô cùng dễ dàng .

  • Tài nguyên đất: Mình đảm bảo là ko thiếu , ở quê mình đây , nông dân họ muốn bỏ nông nghiệp hết rồi , đất đai thì rất rẻ và bao la tha hồ mà lựa chọn địa hình , vị trí thuận lợi …
  • Nguồn nhân lực : Có thể nói là ko thiếu , bởi vì chúng ta áp dụng khoa học - công nghệ thì ít cần đến bàn tay con người …
  • Ban đầu thì có thể chúng ta phát triển chủ yếu thử trên 1 hecta ( vốn có hạn ) , trong đó bao gồm: trồng trọt , chăn nuôi…(mấy cái mảng này thì khi nào thực hiện có thể bàn luận chi tiết hơn ).
  • Có thể thời gian đầu sẽ có thất bại nhưng muốn thất bại ít thì chúng ta có thể đến các trang trại hiện đang phát triển để mà tham khảo trước từng lĩnh vực và sau đó về áp dụng thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn.
    Đó chỉ là ý tưởng mang tính chất dàn ý thôi còn chi tiết và thực hiện thì cần phải cùng nhau lên kế hoạch
Nguyễn Minh Dũng viết 18:27 ngày 30/09/2018

Công nghệ thông tin là định hướng tương lai bởi vì VN có nhiều người trẻ đam mê công nghệ. Chi phí đầu tư vào ngành CNTT thấp hơn so với các ngành khác, kể cả so với nông nghiệp. Bởi vì ta không cần bỏ nhiều vốn, chỉ cần đầu tư một cái máy tính tầm 10 triệu VND là đã có thể bắt tay vào kiếm tiền được rồi.

Một lý do nữa là với chi phí nhân công vẫn còn rẻ so với nước ngoài, thì đây là một lĩnh vực có thể cạnh tranh dễ dàng hơn. Thực tế lương Lập Trình Viên ở VN còn thấp hơn so với các nước trong khu vực rất nhiều. Nhưng sản phẩm chúng ta làm ra thì không hề thua kém. Dựa vào điều đó, ta hoàn toàn có thể đầu tư vào việc học và làm CNTT để kiếm cơm.

Bài liên quan
0