30/09/2018, 16:28

Đọc là nền tảng - tại sao trong tiếng Việt không có câu này?

Reading is fundamental

Trong tiếng anh có câu này, nhưng trong tiếng Việt thì sao lại không có câu này nhỉ?

Đạt thấy người Việt mình lười đọc quá, nhiều bài post Đạt không dám viết nhiều, viết nhiều sợ chả ai đọc. Thế mà những cái nhố nhăng, gây cười và vô ích thì lại được mọi người like, comment tích cực.

Hi vọng Dạy Nhau Học không thế Dạy Nhau Học luôn tôn trọng những ai đọc nhiều, theo dõi các sự kiện, bài viết trên diễn đàn hơn là những người post nhiều (như Đạt đây)

Cảm ơn các thành viên như @Gio nhé, Gió đọc rất rất nhiều.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:28 ngày 30/09/2018

Ẹc, buồn thế. Anh nghiêm túc mà Cũng may anh thấy diễn đàn mình có mấy người như em. Chịu khó đọc bài này để troll anh.

Anh thấy trên mạng, mấy cái tin hot, giật gân người ta hay đọc, mà mấy cái phân tích hay thì ít người đọc. Chắc vì nó dài và nó không giật gân. Nhưng mà nó lại chứa nhiều thông tin khiến ta đọc xong phải suy nghẫm.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:28 ngày 30/09/2018

Kể từ lúc làm diễn đàn đến giờ anh cũng dặn mình phải đọc nhiều hơn để có cái chia sẻ với mọi người. Đồng thời cũng phải đọc cẩn thận hơn nữa. Nhiều lúc đọc nhanh quá dễ hiểu nhầm vấn đề.

Một khía cạnh khác nữa là khi đọc, cố gắng đọc từ nhiều nguồn khác nhau. Lý do thì để mai Đạt post cái clip trên TED cho mọi người xem. Một đoạn nói chuyện về sự nguy hiểm của việc chỉ đọc một quyển sách.

maivanquan viết 18:42 ngày 30/09/2018

tại không phải ai cũng quan tâm cùng 1 vấn đề vs ae mình ý a . nhưng mình cứ viết , 1 lần viết là 1 lần đúc kết , 1 lần tổng quan vấn đề , ai quan tâm sẽ đọc được mà a

Nguyễn Minh Dũng viết 18:43 ngày 30/09/2018

Như đã nói ở trên, đây là câu chuyện của Chimamanda Adichie

Link tiếng Anh:

ted.com

Transcript of "The danger of a single story"

TED Talk Subtitles and Transcript: Our lives, our cultures, are composed of many overlapping stories. Novelist Chimamanda Adichie tells the story of how she found her authentic cultural voice -- and warns that if we hear only a single story about...

Link tiếng Việt:

ted.com

Transcript of "Chimamanda Adichie : Sự nguy hiểm của những câu chuyện phiến...

TED Talk Subtitles and Transcript: Cuộc sống của chúng ta, nền văn hóa của chúng ta được tạo nên từ những câu chuyện khác nhau. Nhà văn Chimamanda Adichie sẽ kể một câu chuyện về việc cô khám phá tiếng nói văn hóa chân thật của mình - và cũng cho...

Chimamanda Adichie đã kể một câu chuyện về việc chỉ đọc một quyển sách tạo ra một góc nhìn phiến diện cho người đọc.

Đạt chia sẻ câu chuyện này cho mọi người vì Đạt thấy nhiều lúc Đạt cũng quá lười để đọc nhiều khía cách của một sự việc, hoặc nhiều khía cạnh của một công nghệ. Đôi khi việc chọn một quyển sách hay để đọc là tốt, nhưng nếu có thể, đọc thêm vài quyển trong cùng một lĩnh vực để có nhiều góc nhìn khác nhau.

Trường Giang viết 18:32 ngày 30/09/2018

Giang thấy rất nhiều bạn (nhất là các bạn nhỏ) rất ít khi đọc những post cũ, hoặc một phần post cũ bị trôi đi xa quá. Giang cũng chỉ mới đọc được post này của anh khi đang đọc từng reply của các bạn ở post Lập Group tiếng anh trên Skye Với Giang đọc càng nhiều càng mở mang kiến thức, Giang lại hay dùng tính năng bookmark, đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm thật nhiều những post hay trên diễn đàn. Ghi lại và lâu lâu lại lôi ra đọc. Văn hóa Đọc cũng là một văn hóa hay nên được phát huy, nhất là các bạn trẻ

Nguyễn Anh Khoa viết 18:37 ngày 30/09/2018

Bookmark - người bạn đường của chúng ta

Nguyễn Anh Khoa viết 18:28 ngày 30/09/2018

Em thấy trên facebook thì toàn những tin câu like, tin vịt…thì chả hiểu sao ngày nào cũng thấy mà lại còn like nhiệt tình nữa chữ, chưa kể bạn bè xung quang yêu đương, suốt ngày post mấy chuyện tình cảm lên xin like vớ vẩn còn những bài viết về kỹ năng sống, về khoa học lịch sử chính trị chả mấy ai đoái hoài…quá buồn anh ạ

Tiến Đạt viết 18:34 ngày 30/09/2018

Xung quanh bạn bẽ mình cũng ít người đọc sách. Thỉnh thoảng cũng khuyên một vài người đọc sách nhưng không thành công lắm (có lẽ mình nói không hay và thuyết phục), lý do mình nghe nhiều nhất là thấy sách nhiều chữ lên ngại và đọc chậm…
Quảng cáo tý
Một trong những mục tiêu của mình

Đây là danh sách 30 cuốn sách nên đọc trước tuổi 30 mình biến qua TEDvn, mình muốn chia sẻ lại cho những bạn chưa biết. Đây cũng là một mục tiêu đọc sách của mình. Danh sách tiếng Việt: 1 - Câu chuyện dòng sông - Siddhartha by Hermann Hesse 2 - 1984 - 1984 by George Orwell 3 - Giết con chim nhại - To Kill a Mockingbird by Harper Lee 4 - A Clockwork Orange by Anthony Burgess 5 - Chuông nguyện hồn ai - For Whom the Bell Tolls by Ernest Hemingway 6 - Chiến tranh và Hòa bình - War and Peace by Leo…

Nguyen Manh Cuong viết 18:35 ngày 30/09/2018

Em nghĩ lí do ít đọc sách hiện tại là do trong quá trình ở trường, 12 năm hoặc hơn thế, chưa có một bài giảng nào nói về chủ đề đọc sách,
hiểu về việc tại sao cần phải tập trung cho việc đọc.
chỉ thuần có ép học sinh đọc để nói lên nội dung bài đọc cho giao.
Ngược lại hoàn toàn với ý nghĩa đọc sách để hiểu biết, thì ở trường lại rèn luyện học sinh dừng ở mức đọc sách để làm bài tập 1 cách gượng ép,
ngắn dài, cũng như vậy, việc đọc trở thành 1 cản trở, việc đọc đó được dạy không đúng với bản chất tiếp cận tới kiến thức.
Thuần như thế việc đọc chỉ để làm bài tập, hoàn thành nhiệm vụ đã giao, hạn hẹp mức đọc này được coi là đủ, ngưỡng đọc dù ít hay nhiều đều là gượng ép.
Em suy nghĩ chủ quan như vậy, vì bản thân đã trải qua, đã thay đổi, khi đọc và hiểu ra việc đọc mang lại gì cho mình, và cần đọc nhiều hơn để hoàn thiện, thỏa mãn mình .

Bài liên quan
0