30/09/2018, 16:26

Đọc một quyển sách cho đến hết hay đọc nhiều quyển một lúc?

Đạt đang thắc mắc là các bạn đọc một quyển sách cho đến hết hay chọn nhiều quyển và chia ra đọc?

Đọc nhiều quyển có nghĩa là hôm nay rảnh, thích thì đọc quyển này. Khi đọc chán quyển này thì đọc quyển khác.

Hay các bạn cố gắng đọc cho xong một quyển rồi chuyển sang quyển khác?

X viết 18:36 ngày 30/09/2018

cũng hên xui =))) tùy vào số trang của quyển sách. Nếu là chuyển qua lại giữa các quyển có liên quan với nhau thì OK,còn nếu đang đọc programming mà chuyển sang tiểu thuyết thì không ổn tí nào :))

nhatlonggunz viết 18:40 ngày 30/09/2018

Yêu cầu anh Đạt mua sách ngữ văn 9 tập 2, có bài bàn về đọc sách của Châu Tình Trì … ấy, hình như là Chu Quang Kì

Nguyễn Minh Dũng viết 18:28 ngày 30/09/2018

cũng hên xui =))) tùy vào số trang của quyển sách. Nếu là chuyển qua lại giữa các quyển có liên quan với nhau thì OK,còn nếu đang đọc programming mà chuyển sang tiểu thuyết thì không ổn tí nào :))

Đâu nhất thiết phải chuyển mạch liền đâu. Ví dụ như trước khi ngủ đọc tiểu thuyết, lúc làm việc thì đọc sách lập trình cũng được vậy

Yêu cầu anh Đạt mua sách ngữ văn 9 tập 2, có bài bàn về đọc sách của Châu Tình Trì … ấy, hình như là Chu Quang Kì

Oh, có à. @nhatlonggunz kể sơ sơ nội dung nghe đi.

nhatlonggunz viết 18:36 ngày 30/09/2018

Eo, là Chu Quang Tìm
Là vầy này, một số câu hay được cô cho gạch dưới (phải học thuộc :’( ):

  1. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ

  2. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
    Dẫn chứng: Mấy ông học giả xưa, sách khó kiếm nên mấy ổng có vài quyển kinh mà đọc đến hết đời, nên đọc quyển nào ra quyển ấy, nghiền ngẫm, thấm vào xương tủy, blah blah

  3. Ngày nay sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng

  4. Đọc sách phải “Chọn cho tinh, đọc cho kỹ”.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:38 ngày 30/09/2018

À, đúng mấy cái anh hay nghĩ luôn. Nhưng anh không đồng ý với đọc quyển nào ra quyển ấy. Quyển nào hay mới nghiền ngẫm. Chứ gặp mấy quyển linh tinh hoặc một số quyển chỉ cần đọc một lần là được rồi.

Mấy ý kiến còn lại thì hoàn toàn đồng ý

viết 18:37 ngày 30/09/2018

Cái này tùy, cái gì cần biết thì đọc thôi, không cần phải đọc hết cả một cuốn. Cách của mình là: chọn 1 cuốn cơ bản khi chưa biết gì, đọc từ A -> Z. Sau đó bắt tay vào dùng sdk để làm phần mềm luôn, làm cái gì đó cũng thuộc dạng cơ bản thôi…sau đó thấy thiếu gì lại học tiếp, đụng phải vấn đề gì lại tìm hiểu và học cái đấy.

:v cứ phải ra sản phẩm nó mới có hứng.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:35 ngày 30/09/2018

Cái này tùy, cái gì cần biết thì đọc thôi, không cần phải đọc hết cả một cuốn

Chính xác đối với các loại sách kỹ thuật, hoặc nói cách khác là sách how-to, những loại sách này chỉ cần đọc phần mình cần tìm hiểu để giải quyết vấn đề.

Cách của mình là: chọn 1 cuốn cơ bản khi chưa biết gì, đọc từ A -> Z.

True, Đạt cũng dùng cách này, vì nó giải quyết được vấn đề đầu tiên là kiến thức căn bản. Có cái gì mới mà Đạt còn thiếu kiến thức là buộc phải tìm một quyển cơ bản về đọc cho hết.


Hóa ra trên diễn đàn mình cũng có nhiều bạn thích đọc sách và cách đọc sách của các bạn cũng tương tự nhau nhỉ

nhatlonggunz viết 18:40 ngày 30/09/2018

Chứ gặp mấy quyển linh tinh hoặc một số quyển chỉ cần đọc một lần là được rồi.

Yêu cầu anh đọc lai cái 4: chọn cho tinh

Trung Nguyen Quoc viết 18:28 ngày 30/09/2018

Đọc sách là cần thiết để cập nhật kiến thức mới, cách đọc còn tùy vào loại sách và mục đích là gì. Không phải quyển sách nào cũng được thiết kế để đọc từ đầu đến cuối, nếu là sách kỹ thuật chuyên sâu thì đọc chậm để tích lũy kiến thức dần, có thể đọc nhiều quyển cùng lúc nhưng phải đề ra thời gian kết thúc sớm để còn đọc thứ khác ( mỗi tháng một quyển )

Vuong Tuan Anh viết 18:29 ngày 30/09/2018

Mình thì thường đọc 2 đến 3 quyển cùng một lúc, sách có chủ đề khác nhau. Như thế sẽ không gây ra cảm giác chán nán khi phải đọc hết một quyển (dù nó có hay đến đâu). Đồng thời trong khi đọc cũng ghi chép lại những kiến thức mình chưa biết và tra google để hiểu thêm nó

Bài liên quan
0