30/09/2018, 17:17

Giáo sư Hàn Quốc không viết nổi một cuốn giáo trình?

facebook.com

Hải Thu

GIÁO SƯ HÀN QUỐC KHÔNG VIẾT NỔI 1 CUỐN GIÁO TRÌNH? Trở lại Hàn Quốc làm việc với tư cách một giáo sư nghiên cứu sau 5 năm cống hiến ở quê nhà, tôi nhận thấy một sự thay đổi kỳ lạ trong môi trường...

Vũ Ngọc Hải
Đại Học Myongji, Hàn Quốc

Nguyễn Đức Minh viết 19:26 ngày 30/09/2018

chạnh lòng quá

Ha Gia Phat viết 19:33 ngày 30/09/2018

mất lòng tin vào sách giáo khoa/giáo trình việt

lx viết 19:19 ngày 30/09/2018

Quyết tâm tìm hiểu rõ đến cùng của sự kỳ lạ này tôi đặt câu hỏi với các sinh viên Pakistan nơi tôi làm việc và truy cập vào hệ thống giáo dục của nước bạn qua internet. Sự hiếu kỳ đã được lý giải trong tôi và thay vào đó là nỗi buồn man mác. Trước đây, Pakistan là một đất nước hồi giáo nghèo với tỉ lệ thất học cao thứ nhì thế giới chỉ sau Nigeria (UNESCO). Tuy nhiên trong nỗ lực cải cách giáo dục, các bạn đã nhập khẩu toàn bộ sách giáo khoa và giáo trình khoa học kỹ thuật của đất nước có nên giáo dục phát triển nhất thế giới để sử dụng. Theo các bạn nói thì sách giáo khoa, giáo trình là kết tinh từ tinh hoa của nhân loại, không người Pakistan nào có thể viết được. Kiến thức phổ thông và đại học thì không khó nhưng để viết ra 1 bộ sách giáo khoa đòi hỏi các nghiên cứu về giáo dục, tâm lý rất nhiều năm. Đất nước Pakistan rất nghèo, có nhiều việc để làm không thể đầu tư hàng tỷ đô để viết sách như Mỹ, Nga hay châu Âu. Các bạn đi xin chương trình từ nước một quốc gia phát triển nhất, cũng chẳng cần dịch ra tiếng bản địa, thay vào đó số tiền dành cho dịch thuật các bạn thuê giáo viên người Mỹ về dạy tiếng Anh để giáo viên có thể giảng được và trẻ con có thể đọc được. Cùng với chiến lược đúng đắn và sự tăng cường chi ngân sách cho giáo dục (Theo Wikipedia chi ngân sách cho giáo dục ở Pakistan tăng từ 2% lên 7% GDP vào năm 2009 trong khi tỉ lệ ngân sách cho giáo dục ở Việt Nam khoảng 1%) các bạn đã có gần 20 đại học thuộc top 300 đại học tốt nhất châu Á và 2 trường lọt top 300 đại học kỹ thuật hàng đầu thế giới (Theo University Ranking). Và chất lượng sinh viên thì là một sự kỳ lạ bất ngờ như tôi đã nói ở trên.

Meanwhile in VN …

Với lại sau này lớn lên em mới biết có nhiều người hồi bé rõ là thần tượng vì thành tích dài dằng dặc, sau này mới biết toàn đi mua mấy giải vớ vẩn cúng tiền cho nước ngoài. Vd ai kia từng là tbt báo THTT với 1 chuỗi thành tích mua của mấy cty buôn danh bán chức của Mỹ =))

Âu cũng là thượng bất chính hạ tắc loạn, trong phong trào thi đua tỷ tỷ hiện nay thì sao có chuyện thiếu chân của bộ GD :))

Mai Anh Dũng viết 19:31 ngày 30/09/2018

Đọc cái này Đạt thấy rất hợp lý. Từ khi đọc được sách tiếng Anh thì Đạt luôn chọn các quyển sách được nhiều người recommend để đọc.

Không phải vì sính ngoại, không phải vì người Việt viết sách sai. Mà cái chính là Đạt muốn đọc cái gì dễ hiểu. Dễ hiểu thì mới học được nhiều.

Cái khó với người Việt mình là rào cản ngôn ngữ. Một khi vượt qua được rào cản này thì mình có thể tiếp xúc được với vô vàn kiến thức. Thế nên lúc học tiếng Anh, Đạt cứ nghĩ giống như ngày xưa không phải ai cũng biết chữ. Mình biết vài chữ là có thể đọc được là may mắn hơn người khác rồi. Ráng tối nào cũng đọc vài trang sách rồi mới đi ngủ, vừa đọc vừa coi youtube tới lúc đi ngủ thì sách vẫn nằm ở trang cũ

Thành Phạm viết 19:18 ngày 30/09/2018

Cái khó với người Việt mình là rào cản ngôn ngữ.

thực ra em thấy việt nam vẫn còn lợi thế hơn một số nước vì tiếng của mình dùng hầu hết là kí tự latinh, còn phần còn lại là sự định hướng của thầy cô, phương pháp học và người học (cứ lười như em thì 10 năm học tiếng anh mà nói không bằng đứa trẻ con ở mấy cửa khẩu/ khu du lịch )


Không biết làm sách giáo khoa có được tiền thưởng không nhể bây giờ cái gì muốn ngon cũng phải có tiền vào mới được kiểu thi đua ông nào làm được bộ sách giáo/ giáo trình khoa hay, học sinh đón nhận = > thưởng vài tỷ - vài chục tỷ là nó sẽ khác ngay

Hoa Hoa viết 19:22 ngày 30/09/2018

Vậy còn nếu viết một ebook về một mảng nào đó thì sao anh @ltd? Lúc trước em có viết ebook về số phức. Thật ra là chỉ tổng hợp các kiến thức mà em đọc được từ nhiều tài liệu khác nhau, em gọp các ý mà mỗi sách chưa có lại. Chứng minh các công thức mà đa phần trong SGK chỉ học và áp dụng. Lúc đó em viết cũng được hai mươi mấy trang, nhưng sau khi đi học quân sự về em hết hứng thú viết nữa.

Em thấy nếu viết lại những gì mình đọc đc từ nhiều tài liệu khác nhau thì có được xem như trong bài viết của anh đăng không? Trong trường một số môn em học cũng có giáo trình do giảng viên, trưởng khoa bộ môn viết. Em thấy nó giúp ích rất nhiều cho sinh viên đây chứ.

Nguyễn Phú viết 19:23 ngày 30/09/2018

vừa đọc vừa coi youtube tới lúc đi ngủ thì sách vẫn nằm ở trang cũ

Đa nhiệm quá chớ

Mai Anh Dũng viết 19:29 ngày 30/09/2018

Không biết làm sách giáo khoa có được tiền thưởng không nhể

Chỉ có mỗi bộ giáo dục được làm sách giáo khoa thôi

thưởng vài tỷ - vài chục tỷ là nó sẽ khác ngay

Bộ giáo dục chỉ xin có 34 nghìn tỷ để làm sách giáo khoa thôi, vài tỷ vài chục tỷ đáng xá gì.

Em thấy nếu viết lại những gì mình đọc đc từ nhiều tài liệu khác nhau thì có được xem như trong bài viết của anh đăng không?

Viết lại nếu theo mình hiểu thì không sao. Nhưng nếu bê nguyên xi từ sách khác người ta gọi là đạo văn.

Tran Van An viết 19:32 ngày 30/09/2018

Nát lắm rồi.
anh đạt: Cho ít kinh nghiệm xin việc ở nước ngoài đi anh.

Tom Nguyen viết 19:26 ngày 30/09/2018

Hình như ông GS Vũ Ngọc Hải đã ra đi rồi.

Vĩnh biệt GS.TSKH Vũ Ngọc Hải
Cập nhật lúc: 20:48, Thứ Tư, 16/01/2013 (GMT+7)
GS.TSKH Vũ Ngọc Hải – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đi về cõi vĩnh hằng giữa một ngày cuối năm Nhâm Thìn, tại Hà Nội

Mai Anh Dũng viết 19:19 ngày 30/09/2018

Đây là người khác rồi

facebook.com

Hải Thu

new Jobs

Tom Nguyen viết 19:33 ngày 30/09/2018

Trở lại với công việc là một giáo sư đại học, tôi có 6 tháng để chuẩn bị cho những bài giảng mới

Ông này hình như làm trợ giảng thôi, viết đoạn đó làm tưởng GS Vũ Ngọc Hải. Một trong những người từng đứng đầu Bộ Giáo Dục lại có những phát biểu như thế.
Mình không làm trong ngành giáo dục nhưng cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này và nghe rất nhiều video của GS Nguyễn Lân Dũng.

Người làm khoa học không đặt vấn đề 1 cách bâng quơ kiểu sinh viên như ông này, làm khoa học là phải tìm hiểu đến cùng, gốc rễ của vấn đề trước khi đưa ra các câu hỏi với luận điểm và căn cứ khoa học.

Bài viết trên thực ra chỉ nên nói gọn lại ở 1 câu hỏi là So sánh ưu nhược điểm của việc viết sách giáo khoa/giáo trình với việc mua lại bản quyền từ các nước khác.

Bài liên quan
0