Học nhanh hay học chậm?
Hôm nay đi thực tập được 1 ông anh trong cty thuyết giáo cho 1 bài về cách học ạ … chuyện là thế này . Bình thường khi học ngôn ngữ hay công nghệ nào đó em sẽ bắt đầu từ việc đọc sách đặc biệt là những cuốn sách core rồi lên trang chủ của nó xem nó cung cấp cho mình những công nghệ nào , cú pháp viết code ngôn ngữ này thế nào , và bình thường trên trường thầy cũng dạy từ dễ đến khó từ thấp đến cao , học bò rồi mới học đi … hôm này đang ngồi đọc cuốn sách về C# thì ông anh kia nói em học sai cách , theo như ảnh phải học theo kiểu mới vào kiếm 1 project về ngôn ngữ đó luôn , hoặc tự đưa ra 1 project suy nghĩ cách làm rồi áp dụng ngôn ngữ đó vào làm (cho dù lúc này chưa biết gì về ngôn ngữ này) rồi gặp khó chỗ nào lên gg search hoặc đi hỏi , và chỉ học những cái cần phục vụ cho dự án hoặc mục đích của mình không cần phải học hết tất cả … theo các anh đi làm lâu năm thì học như vậy có đúng không ạ …ảnh bảo học như em quá chậm và không hiệu quả lỡ dự án về và chỉ cho 2,3 ngày để học và hiểu 1 ngôn ngữ thì chết @@
Nếu đi theo con đường từ ngọn xuống thân đó thì xin chúc mừng, bạn sẽ trỡ thành 1 thợ code làng nhàng đúng nghĩa.
ông anh kia đi làm 5 năm rồi ạ không lẽ nói ổng sai …@@ … trước đến giờ em vẫn học theo cách học chậm nhưng làm nhanh và không lỗi … khi mọi thứ đã clear mới bắt đầu gõ code và khi gõ code là viết ra ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ máy thôi …
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Bạn muốn là chuyên gia trong 1 lĩnh vực nào đó hay việc gì cũng có thể làm mà không hiểu sâu bất kì việc gì?
5 năm trong nghề này có thể nói là 1 con số khá khiêm tốn nên bạn đừng ngại phản biện nếu thấy có gì đó bất thường.
Cái gì cũng có cái ưu và nhược của nó bạn à. Không phải lúc nào mọi thứ cũng có document rõ ràng cho bạn đọc. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng phải học một ngôn ngữ một cách chi tiết.
C# là một ngôn ngữ của M$. Với các ngôn ngữ khác thì có thể bạn sẽ phải tìm hiểu thật kỹ từ những thứ đơn giản, nhưng với đồ của M$ bạn cứ chơi luôn pj, vì mục tiêu của họ là tạo ra những ngôn ngữ dễ tiếp cận. Nếu bạn muốn hiểu về ngọn nguồn cách C# quản lý bộ nhớ, cách .NET liên kết đến các thiết bị, làm nhiều làm đa dạng tự sẽ đến lúc biết.
Nếu bạn mới tiếp cận ngôn ngữ, nghĩa là kiến thức của bạn là zero (số 0 tròn trĩnh), tất nhiên bắt buộc bạn phải đi từ gốc lên. Còn trong trường hợp ông có kiến thức nền tảng về lập trình, chẳng hạn như ông anh kia, thì tiếp cận từ ngọn lại có thể mới là cách học khôn ngoan (tiếp cận cũng có nhiều kiểu, có kiểu hay, có kiểu dở).
Ví dụ bạn code Java nhưng đi làm lại code C#, và chuyên môn của bạn là về Web. Bạn có 2 lựa chọn:
chỉ học những cái cần phục vụ cho dự án hoặc mục đích của mình không cần phải học hết tất cả
[/quote]
=> đi làm là vậy đó lol =))) có bao giờ người ta cho bạn thời gian để học trở thành 1 đầu bếp trong khi chỉ cần 1 bữa cơm cho no bụng =))))
thì ổng đã trải qua bao nhiêu là project , rồi cũng nắm vững ngôn ngữ còn mình còn rất nhiều thứ mà vẫn chưa hiểu được mà học theo kiểu ổng kiến thức nó vụn vặt chắp vá lắm…
thế thì đành phải học gốc thôi vậy. Có thể anh đó expect khả năng của bạn ở chỗ có nền tảng rồi nên mới giục nhanh như vậy. Giờ thực tập thì cứ ez có gì bảo đó thôi
Mình là 1 thằng học từ ngọn trở xuống theo đúng phương pháp của ông anh bạn chỉ.
Và mình chắc nịch nói với bạn rằng cách đó như L@#%#}#.
Thoạt đầu nghĩ có vẻ nhanh nhưng càng về sau càng đuối do hổng kiến thức.