01/10/2018, 10:03
Hướng dẫn thiết kế giao diện bằng Python
Loạt video PyQT này mình làm này giúp mấy bạn muốn thiết kế giao diện bằng Python, mong những video này sẽ giúp đỡ các bạn một chút. Cảm ơn trước
Bài liên quan
Hi Lê Bảo Châu.
Lâu rồi mới thấy có tut chất lượng.
P/S Cá nhân mình thì thích mấy cái XML làm ui hơn code thẳng vào như QT.
Video hướng dẫn chi tiết và chất lượng
video cuối mình có hướng dẫn thiết kế kéo thả giao diện. Ở PyQT có 2 file .py để không lẫn code giao diện và code sự kiện nha
bạn đang đi làm về python web à
mình vẫn còn là sinh viên
Em đã cài PyQt4, my SQL rồi, chạy Python 3.5 trên Pycharm nó báo thế này, không thấy xuất hiện “coffe table” như video @Le_Bao_Chau hướng dẫn.
Các bác giúp em vs. Cám ơn ạ!
bạn phải viết
_name__='__main__'
nhéHi @Le_Bao_Chau,
Bác hướng dẫn thêm phần nhúng đồ thị Matplotlib vào QGraphicView đi. Cám ơn bác nhiều !
Phần này em tự mò ổn rồi. Ra được cái GUI load data từ SQL, vẽ đồ thị rồi nhưng gặp lỗi Not reponding hoài. Các anh chị hướng dẫn thêm về phần Qthread đi ạ. Em cám ơn.
bạn ơi, bạn cho mình hỏi bạn đã thử với kivy chưa, cho mình xin một chút so sánh giữa pyQT và kivy được không @@
Kivy có thể làm giao diện đa điểm, nghĩa là khi làm app cảm ứng có thể dùng 2 ngón tay trở lên điều khiển được. Nhưng thực sực cấu trúc Kivy mình không thích cho lắm, cái control quá cơ bản thường chỉ có Button, Label và TextInput nên mình bỏ rồi. Trước định dùng Kivy làm Android và IOS nhưng càng làm càng khó thực hiện
Tiếc quá mình bỏ PyQT rồi, giờ chuyển sang Python Web
PyQT kéo thả tốt hơn nữa
Cám ơn bạn nhé, tiện bạn cho mình hỏi PyQT có kéo thả được không bạn @@
Được. Nhưng nên học code trước để hiểu quy luật, khi việc thiết kế giao diện nâng cao sẽ thấy dễ hơn là học kéo thả trước khi code
À quên, ý mình là pyQT có làm giao diện đa điểm được không ? tks bạnnhé
Chắc là không. Vì giao diện đa điểm để lập trình mobile là chính. Còn pyQT để làm app Desktop, mà Desktop ít máy cảm ứng
Bản chất cross-platform framework là wrap lại toàn bộ Native Platform, cung cấp 1 bộ interface duy nhất khi phát triển trên các platform khác nhau. Kỹ thuật này giống khái niệm Facade (interface) và Adapter (wrap) trong Design Pattern.
Bên macOS, AppKit là framework để xây dựng UI, bản thân AppKit không có class UITouch - class lưu thông tin mỗi lần người dùng chạm vào màn hình, như: vị trí chạm, bán kính vùng chạm, lực chạm (3D Touch), flag nhận biết vật chạm là Apple Pencil hay ngón tay,… Vì vậy PyQT wrap lại AppKit sẽ không có chức năng touch.
Hệ điều hành khác tương tự.
Hi tb.
Cái đó viết lại trên QT mà không nhầm thì QT hỗ trợ đủ cả còn việc như nào thì bạn nên tự lên GG đọc.
Bỏ rồi nhưng vẫn pro. E đang dính tới chuyện 1 hàm chạy ngầm dưới GUI. Đụng tới Threading, tắt GUI đi rồi mà nó vẫn chạy ngầm. Bác hướng dẫn phần này chút ạ. Cám ơn bác!