30/09/2018, 16:50

Khả năng đánh giá tiến độ hoàn thành công việc

Chào mấy bác, chẳng qua hồi chiếu khi làm việc… em được hỏi là công việc của em khi nào sẽ hoàn thành. Cơ mà công việc hiện tại của em thì mới làm lần đầu, chưa có kinh nghiệm gì nên chả biết nói với người ta khi nào sẽ hoàn thành cả

Mấy bác chắc hẳn cũng có một vài lần bị tụi bạn hoặc sếp hỏi trong ngữ cảnh tương tự. Mong các bác cùng chia sẻ cách nói như thế nào để xin được deadline kéo dài nhất có thể

Tom Nguyen viết 18:52 ngày 30/09/2018

Có nhiều bạn thành thật là không biết bao giờ hoàn thành.
Một số bạn khôn khéo thì hỏi là em chưa có kinh nghiệm, anh thử estimate hộ em xem là nếu ng mới như em thì trung bình làm hết bao lâu?
Có 1 số bạn tự tin nói theo suy đoán của mình dựa trên khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Nói chung nếu bạn không có kinh nghiệm thì cứ hỏi, làm đến đâu không biết lại hỏi.

Võ Hoài Nam viết 19:00 ngày 30/09/2018

Nhưng người đó cần biết mình có thể hoàn thành được trong bao lâu để còn sắp xếp việc cho những bộ phận khác có liên quan tới mình thì sao?

Nguyễn Minh Dũng viết 18:56 ngày 30/09/2018

Một chủ đề hay. Theo Đạt thì mọi công việc đều có thể và đều cần phải dự đoán được tiến độ hoàn thành công việc.

Đứng vào vị trí Manager hay khách hàng mà gặp một câu trả lời dạng như “Em mới làm lần đầu, chưa biết bao giờ mới xong” thì sẽ không vui tí nào.

Vậy làm sao mới có thể trả lời câu hỏi này? Trước hết, nếu mình trả lời không biết khi nào hoàn thành thì hoặc là mình không biết cách dự đoán[1] hoặc là mình không biết mình có hoàn thành được công việc không[2].

  • Nếu rơi vào trường hợp [1] tức là mình biết cách làm project này nhưng lại không biết cách tính thời gian. Thì mình phải phân tích công việc này nhỏ đến mức có thể tính được. Cụ thể, một công việc có thể tốn vài tháng mới hoàn thành. Nhưng chắc chắn mình sẽ biết được trong 2h hoặc 4h hoặc 8h mình có thể làm được gì. Phân tích công việc nhỏ đến mức nằm được trong khoảng 2-4-8h hoặc 5 ngày tùy vào khả năng / kinh nghiệm của mình. Sau đó tính tổng các công việc sẽ tính ra được tổng thời gian hoàn thành dự án là bao lâu.

  • Nếu rơi vào trường hợp [2] tức là không biết làm được hay không? Thì mình sẽ trả lời: “Bởi vì công việc A này có độ phức tạp cao. Em cần phải thử nghiệm với kỹ thuật X và kỹ thuật Y, nếu thành công 1 trong 2 kỹ thuật thì em mới có thể xác định được thời gian hoàn thành dự án. Để thử nghiệm X hoặc Y em nghĩ mất Z thời gian. Sau thời gian Z em sẽ tính được tổng thời gian hoàn thành dự án A cho anh.”


Sau khi giải quyết được vấn đề tính thời gian, nếu mình hoàn toàn mới với dự án này, hãy cộng thêm 10% tổng thời gian mà mình tính ra được. Khi đó mình sẽ có được

Thời gian dự định thực tế = thời gian dự định + 10% rủi ro

Sau khi tính được thời gian thực tế này thì mình cũng sẵn sàng tâm lý là còn 2 ngày thứ 7, chủ nhật có thể ráng được, nếu trễ deadline

Võ Hoài Nam viết 18:53 ngày 30/09/2018

Ý kiến anh đưa ra cũng hợp lý… Em thấy còn một số chỗ chưa rõ nữa…

Nếu mình đi làm cho một công ty là Product hoặc Start Up thì vấn đề cho thời gian được giải quyết bằng phương án [2] của anh Đạt sẽ khả thi. Nhưng với công ty chuyên OutSourcing thì vấn đề này có lẽ không được vui cho lắm vì có thể phải đánh đổi bằng ngày thứ 7 và CN (overtime không lương)…

Vấn đề này nên nói với người quản lý thế nào?

Nguyễn Minh Dũng viết 18:57 ngày 30/09/2018

Nhưng với công ty chuyên OutSourcing thì vấn đề này có lẽ không được vui cho lắm vì có thể phải đánh đổi bằng ngày thứ 7 và CN (overtime không lương)…

Không vui cũng phải làm, đâu có bữa ăn nào miễn phí

Vấn đề này nên nói với người quản lý thế nào?

Nếu người quản lý tốt thì họ sẽ có quỹ rủi ro, tầm 10-20% của tổng giá trị dự án. Lấy rủi ro đấy để giải quyết vụ đi làm thứ 7, chủ nhật. Nhưng lâu lâu mới phải đi làm như vậy, chứ làm liên tục thì năng xuất không cao. Đồng thời cũng cho thấy mananger quản lý dự án không tốt.

Tom Nguyen viết 18:51 ngày 30/09/2018

A Đạt trả lời rất đầy đủ.
Estimation là công việc bạn sẽ phải làm. Đã là ước lượng thì chỉ có tương đối. Để làm được việc này bạn dựa trên 2 yếu tố là định lượng và cảm tính.
Định lượng là những cái có thể đong đếm được dựa trên kinh nghiệm và phân tích. Ví dụ bạn được giao cv review 1 project chăngr hạn, hãy đo số file, số thư mục, số dòng code và nhân chia với 1 quy tắc nào đó sẽ cho ra kqa tương đối.
Dựa vào cảm tính là những cái mơ hồ như mình đoán là với mảng kiến thức này mới mình sẽ tìm hiểu trong xx ngày chẳng hạn. Cuối cùng kết hợp 2 cái trên bạn cho ra ETA của bạn.

Về việc ET này mô hình agile có 1 trò chơi gọi là poker. Có nhiều cánh để đánh trọng số và phương pháp estimation. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng ET của mình thì hãy tìm hiểu thêm cái đó.

là 1 người mới đi làm mà đã sợ bị OT thì nói thật là mình cũng ko có gì để nói tiếp

Võ Hoài Nam viết 18:56 ngày 30/09/2018

Hihi… mình muốn biết rõ hơn thôi… chứ sau này sếp kêu OT thì em OT vậy…

có những chuyện em không tiện kể ra tại đây… chịu bị gán mác “sợ bị OT” vậy

Nguyễn Minh Dũng viết 19:07 ngày 30/09/2018

Làm càng nhiều thì càng có kinh nghiệm thôi

@vhnam nếu manager phân công việc dẫn đến bị OT nhiều là không tốt Đúng là mình cũng sẵn sàng OT nếu cần thiết, nhưng ai cũng có cuộc sống riêng mà. OT suốt ế chết, phải không anh @laptrinhio

Lập Trình Sư viết 19:03 ngày 30/09/2018

Mỗi lần làm xong thì tự đánh giá năng lực cá nhân và khối lượng công việc. Dần dần là chuẩn thôi.

Bài liên quan
0