09/10/2018, 23:30
Kinh nghiệm dành cho người bắt đầu học php.
Lâu rồi mình không có thời gian nên cũng ít viết bài, hôm nay họp xong mình tổng hợp lại một số kinh nghiệm mình đã trải qua khi học php, từ đó những bạn đang có ý định học php có thể áp dụng cho mình, hay rút ra đc những gì đáng để học đối với việc hiểu rỏ và thành thạo với PHP.
Cần thiết:
Bạn chỉ nên bắt đầu học php khi bạn đã có những kiến thức căn bản về Internet, HTML, JavaScript, Hosting, Domain...
Nếu bạn đã biết sơ qua một ngôn ngữ lập trình khác bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận PHP một cách mau chóng.
Những gì bạn cần để học php
Sau khi bạn đã có đầy đủ những kiếm thức cần thiết như trên bạn cần phải tiến hành cài đặt một số phần mền cần thiết trên máy tính ở nhà [Mục đích là tạo một máy chủ web trên máy tính của bạn để bạn có thể test những gì bạn đã học, làm đc ]Phần này gọi là học cấu hình server đó
Ngoài ra bạn cần một cái PHP editor để code PHP [Nên sử dụng Notepad++ ]
Về phần cài đặt thì bạn có thể tìm đọc một số tài liệu có trên diễn đàn, hay trên một số trang web khác.
Sau khi đã tiến hành cài đặt phần mềm, việc tiếp theo mà bạn cần phải làm là tải tài liệu về ngôn ngữ PHP trên mạng về để học.
Về tài liệu theo mình tài liệu PHP bằng tiếng việt bạn có thể lên http://diendantinhoc.net để download về.
Ngoài ra bạn cần phải lên http://php.net để download cuốn php manual về vì nó rất cần thiết cho việc học PHP của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số sách viết về PHP bằng tiếng Việt đã được xuất bản gần đây.
Bắt đầu học như thế nào?
Nên bắt đầu bằng việc học những gì cơ bản nhất của PHP:
ví dụ:PHP tag, biến trong PHP, cach khai báo biến, chú thích, hằng...
Học các hàm cơ bản về sử lí chuỗi[qt], mảng[qt], file, dir...
Học cách sử dụng các phát biểu của PHP [if, elseif,?:], vòng lặp của PHP [for(), foreach(), while()]...
Sau khi bạn đã nắm rỏ và sử dụng thành thạo những thứ trên, bạn có thể bắt đầu nghĩ cho mình những cái gì hay hay mà bạn có thể làm đc với nó [Học đi đôi với hành mud].
Phần trọng tâm: Học SQL, MySQL database cái này là quan trọng vì một ứng dụng web lớn đòi hỏi cần kết nối và lưu trữ dữ liệu, mà Databse Server dùng với PHP phổ biến nhất là MySQL vì vậy bạn nên lưu ý đến vấn đề này[Giúp bạn thiết kế CSDL, tạo chuỗi truy vấn cho ứng dụng web của bạn].
Bên cạnh học cái này bạn cần học thêm các hàm về mysql của PHP để có thể làm việc với CSDL.
Sau khi đã thông thạo bạn nên tìm hiểu thêm về OOP [http://phpclasses.org ], các framework trong PHP [Một cái thôi], và một số template của PHP.
Bạn nên mổ code của một vài ứng dụng PHP để biết cách họ xây dựng một ứng dụng web bằng PHP như thế nào, các modul của họ đc xây dựng thế nào.[Nên đi từ ứng dụng đơn giản đến ứng dụng phức tạp, gợi ý: guestbook, musicbox, cms, shop, forum ]
Phần Cuối, bắt tay vào thực hiện một project nào đó để từ đó có thể improve khả năng code PHP của bạn lên.
Gợi ý những modul cơ bản nên nắm:
User registration, Login/Logout [SESSION, COOKIE], Add, Delete, Edit dữ liệu [MySQL] , Upload, sendmail, Editor [BBcode], sử lí dữ liệu [Post, Get]
...
Ngoài ra còn rất nhiều thứ mà bạn cần phải học và tìm hiểu trong suốt quá trình học PHP. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, góp ý dành cho người mới bắt đầu học PHP, mọi Reply theo kiểu phê phán thiếu xây dựng đối với bài viết này đều là đáng trách.
Nếu bạn có kinh nghiệm với PHP và bạn muốn làm một cái gì đó có ích, hãy đóng góp bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm đó, khi chia sẻ hãy nghĩ đến những tháng ngày bạn bắt đầu với php...
Thân gởi đến những người đang bắt đầu những bước cơ bản nhất với PHP
Cần thiết:
Bạn chỉ nên bắt đầu học php khi bạn đã có những kiến thức căn bản về Internet, HTML, JavaScript, Hosting, Domain...
Nếu bạn đã biết sơ qua một ngôn ngữ lập trình khác bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận PHP một cách mau chóng.
Những gì bạn cần để học php
Sau khi bạn đã có đầy đủ những kiếm thức cần thiết như trên bạn cần phải tiến hành cài đặt một số phần mền cần thiết trên máy tính ở nhà [Mục đích là tạo một máy chủ web trên máy tính của bạn để bạn có thể test những gì bạn đã học, làm đc ]Phần này gọi là học cấu hình server đó
Ngoài ra bạn cần một cái PHP editor để code PHP [Nên sử dụng Notepad++ ]
Về phần cài đặt thì bạn có thể tìm đọc một số tài liệu có trên diễn đàn, hay trên một số trang web khác.
Sau khi đã tiến hành cài đặt phần mềm, việc tiếp theo mà bạn cần phải làm là tải tài liệu về ngôn ngữ PHP trên mạng về để học.
Về tài liệu theo mình tài liệu PHP bằng tiếng việt bạn có thể lên http://diendantinhoc.net để download về.
Ngoài ra bạn cần phải lên http://php.net để download cuốn php manual về vì nó rất cần thiết cho việc học PHP của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số sách viết về PHP bằng tiếng Việt đã được xuất bản gần đây.
Bắt đầu học như thế nào?
Nên bắt đầu bằng việc học những gì cơ bản nhất của PHP:
ví dụ:PHP tag, biến trong PHP, cach khai báo biến, chú thích, hằng...
Học các hàm cơ bản về sử lí chuỗi[qt], mảng[qt], file, dir...
Học cách sử dụng các phát biểu của PHP [if, elseif,?:], vòng lặp của PHP [for(), foreach(), while()]...
Sau khi bạn đã nắm rỏ và sử dụng thành thạo những thứ trên, bạn có thể bắt đầu nghĩ cho mình những cái gì hay hay mà bạn có thể làm đc với nó [Học đi đôi với hành mud].
Phần trọng tâm: Học SQL, MySQL database cái này là quan trọng vì một ứng dụng web lớn đòi hỏi cần kết nối và lưu trữ dữ liệu, mà Databse Server dùng với PHP phổ biến nhất là MySQL vì vậy bạn nên lưu ý đến vấn đề này[Giúp bạn thiết kế CSDL, tạo chuỗi truy vấn cho ứng dụng web của bạn].
Bên cạnh học cái này bạn cần học thêm các hàm về mysql của PHP để có thể làm việc với CSDL.
Sau khi đã thông thạo bạn nên tìm hiểu thêm về OOP [http://phpclasses.org ], các framework trong PHP [Một cái thôi], và một số template của PHP.
Bạn nên mổ code của một vài ứng dụng PHP để biết cách họ xây dựng một ứng dụng web bằng PHP như thế nào, các modul của họ đc xây dựng thế nào.[Nên đi từ ứng dụng đơn giản đến ứng dụng phức tạp, gợi ý: guestbook, musicbox, cms, shop, forum ]
Phần Cuối, bắt tay vào thực hiện một project nào đó để từ đó có thể improve khả năng code PHP của bạn lên.
Gợi ý những modul cơ bản nên nắm:
User registration, Login/Logout [SESSION, COOKIE], Add, Delete, Edit dữ liệu [MySQL] , Upload, sendmail, Editor [BBcode], sử lí dữ liệu [Post, Get]
...
Ngoài ra còn rất nhiều thứ mà bạn cần phải học và tìm hiểu trong suốt quá trình học PHP. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, góp ý dành cho người mới bắt đầu học PHP, mọi Reply theo kiểu phê phán thiếu xây dựng đối với bài viết này đều là đáng trách.
Nếu bạn có kinh nghiệm với PHP và bạn muốn làm một cái gì đó có ích, hãy đóng góp bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm đó, khi chia sẻ hãy nghĩ đến những tháng ngày bạn bắt đầu với php...
Thân gởi đến những người đang bắt đầu những bước cơ bản nhất với PHP
Bài liên quan
Có rất nhiều người đến với PHP từ con số không về SW hay các technique về lập trình cho nên họ bị phụ thuộc rất nhiều vào các tutorial có trên mạng với vô số các đoạn code cực ẩu và các cuốn ebook viết cực tồi.
Làm việc với những tì vết như thế một thời gian đa phần các lập trình đều chán nản và họ cho rằng đó công nghệ PHP không có gì để nói.
Tuy nhiên tôi có chút đúc rút từ quá trình học và làm PHP của tôi để chia sẻ thế này:
+ Tôi đến với PHP 5 năm về trước(nghiêm túc là 4 năm) với background về C (không tệ nhưng không thể nói là competent) và extensive skill in Java và OOP, UML cũng như một ít kinh nghiệm về C#.
+ Lối tư duy hướng đối tượng là cái quan trọng nhất là học đúng về PHP ngay từ đầu. Nếu không có được cách tư duy này, người học không thể biết được rằng các đoạn code trên Zend.com tệ đến mức nào cho quá trình học của bạn.
Cũng trong quá trình làm phần mềm, tôi có cơ hội được tiếp xúc với với khá nhiều lập trình viên làm .NET chuyển sang làm PHP do yêu cầu dự án. Nhưng thật đáng tiếc tôi không có cơ hội để đánh giá cao họ vì rằng họ không thể rút ra bất cứ một kinh nghiệm gì từ những năm code VB.NET hay C# của họ để code PHP cho tử tế hơn. Ngược lại những lập trình viên Java thì khá hơn nhiều. Sai lầm duy nhất mà họ gặp phải là đánh đồng PHP với Java. Nghĩa là code PHP như code Java mà quên rằng PHP là một ngôn ngữ interpreted. Việc tạo ra quá nhiều class cũng tệ như không có class nào.
Tôi liệt kê những điều trên để nhấn mạnh rằng nếu bạn chưa rành OOP, hãy học nó và ứng dụng ngay vào dòng code PHP đầu tiên của bạn. Nếu bạn có background là .NET có thể (chỉ là có thể thôi), bạn hãy xem lại kĩ năng OOP của mình vì nếu bạn thất bại trong việc áp dụng OOP vào PHP, bạn sẽ thấy PHP là một cơn ác mộng.
+ Hãy học và yêu quá Linux vì PHP là một công nghệ multi-platform nhưng Linux mới thực sự là nơi PHP chạy tốt nhất. Filesystem của Linux nhanh hơn nhiều so với Windows là yếu tố dễ giải thích tạo sao PHP lại rất nhanh trên Linux.
+ Bạn cần bổ sung kiến thức để hiệu được tạo sao PHP lại khác với ASP.NET hay JSF trong khi gần gũi với Struts, Stripes, Ruby on Rails hay Grails. Và do đó đừng mong có kiến trúc postback của ASP.NET trong PHP.
+ PHP là ngôn ngữ wrapper. Tất cả những gì mà PHP làm được là giao tiếp. Giao tiếp với giao diện hệ thống, với lớp C bên dưới, với socket... Vì thế nếu như bạn gặp một cái gì đó bí trong PHP, câu hỏi đầu tiên mà bạn cần đặt ra là: phần đó đã có giao diện để PHP giao tiếp chưa?
+ Hãy học C. C là mẹ của PHP và cũng là gen sống của nó.
Còn lập trình PHP nếu không có class thì đúng là ác mộng. code rối mù .
Nhưng với các bạn mới bắt đầu thì trước tiên là học cách thiết kế cho mình các hàm, vì class sử dụng hàm làm phương thức cho đối tượng.
Thêm vào đó, các bạn cũng cần biết về CSDL (mysql hoặc sqlserver). Học cái nì thì hơi mệt à nha, phải học các lệnh từ đơn giản đến phức tạp, cách tạo 1 CSDL tốt (chưa nói là hoàn chỉnh), đạt 1 số tiêu chuẩn nào đó v.v... để CSDL của chúng ta dễ dàng cập nhật cũng như bảo trì. Bây giờ trang web nào mà chẳng có CSDL (web động) nếu không muốn trang web của mình .. chán òm, ghé 1 lần rồi 1 đi không trở lại.
Tiếp nữa là phải học cách liên kết giữa trang web với CSDL. Cái này thì cũng dễ. Nhưng khó là làm sao cho dễ bảo trì nhất, hoạt động tối ưu nhất và đạt 1 mức độ bảo mật nào đó.
Tài liệu cho các cái này thì nhiều vô kể, nhưng tiếng anh là chủ yếu. Tiếng việt ít lắm và nói không hay bằng.
Nhưng nếu sử dụng CSDL thì tùy theo mục đích, project mà chúng ta sẽ quyết định sử dụng loại CSDL nào. về nguyên tắc thì CSDL
Hiện nay có thể phân làm 3 loại chính:
Flat file.
XML [lưu trữ dữ liệu theo cấu của DOM]
Database Server.
Bàn thêm về Flat file và XML:
flat file do bản thân nó không được hỗ trợ bởi một ngôn ngữ trung gian nào để thao tác dữ liệu nên bạn phải tự xây dựng các hàm [để thay thế cho ngôn ngữ trung gian dùng truy vấn dữ liệu] thường là duyệt dữ liệu theo dòng.
XML thì PHP và dotNet đều có hỗ trợ thư viện hàm để thao tác dữ liệu trên nó. Thao tác dữ liệu trên các nút.
Còn mấy cái Database server thì cái nào cũng hỗ trợ SQL và bản thân chúng còn hỗ trợ thêm một số câu lệnh riêng