Làm cái gì đó cho người ta dùng
Khi em bắt đầu học lập trình thì có rất nhiều lí do. Như là học cho vui, học để cho não nó nhăn nhưng lí do chính đó chính là em thấy em khá bất tài khi không có làm cái gì đó gọi là HỮU ÍCH. Thế là em muốn học lập trình, trở thành một coder để làm ra cái ứng dụng gì đó cho người khác dùng, giúp đỡ cho người khác.
Nhưng mà, học tới học lui thì vẫn chưa có gì gọ là đột phá. Những thứ em làm toàn là những thứ đơn giản hoặc là thứ gì đó không còn cần thiết. Chưa ai dùng đồ của em làm ra hết.
Em cũng có biết một ít Python. Cũng từng tính viết một vài module hỗ trợ một số thứ nhưng mà lên search Google thì thấy trên Github đã có cái đó từ bao giờ.
Không biết có ai vướng vào tình huống như em chưa nhỉ? Nếu từng, thì đã có gì cho người khác dùng chưa?
Thanks for reading.
Sao thấy hôm trước làm đc cái download truyện offline rồi mà sao lại ko hữu ích??
hoặc thấy giờ mình cần cái gì thì làm cái đấy ko có ai sài thì mình sài là đc rồi
Đã từng, rất nhiều… Và bây giờ cũng vậy. Nhưng vẫn thích như vậy vì đó là động lực cho mình.
[spoiler]Wtf?[/spoiler] Sao không làm, họ làm nhưng chắc gì đã giống của mình. Giống như Windows đã là hệ điều hành nhưng tại sao vẫn có Ubuntu, Linux Mint, Kali Linux.
Ít ra chủ thớt cũng không bất tài như mình.
Thấy của mình cũng không có gì đột phá, mới mẻ như của họ. Nên thôi cũng drop luôn.
Mình xin chia sẻ vài quan niệm từ xếp mình nhan:
Hiện tại thì các sản phẩm chủ yếu là đi theo hương phát triển đi lên, sáng tạo cái mới thì ít.
Trên mạng có nhiều ứng dụng có chức năng như nhau mà vẫn tồn tại cùng nhau? Đơn giản vì có người dùng => có kinh phí duy trì nó. Ví dụ như Skype và Slack vẫn được nhiều người dùng, Reactjs vs Vue.
Để sản phẩm được nhiều người dùng cần rất nhiều yếu tố. Có khi 1 sản phẩm dở hơn sản phẩm khác vẫn dc nhiều người sử dụng hơn, đơn giản là họ biết cách đưa sản phẩm đến với người dùng. Hay sản phẩm này có 1 tính năng mà 1 bộ phận người này thích, sản phẩm kia lại có tính năng khác mà bợ phận người khác muốn sử dụng.
Kết luận: bạn cứ làm đi nó sẽ mang lại cho bạn gì đó, phát triển lên được thì tốt(quản cáo cái của mình cho người khác biết), sáng tạo thì …
Huy vọng thông não dc các bạn như xếp thông cho mình.
Lý do:
Mình chỉ nói lại lời khuyên của Andrew Ng, một trong giảng viên đầu ngành Machine Learning của trường đại học Stanford, và Geofrey Hinton, cha đẻ của Deep Learning.
Replicate lại dự án của người khác. Muốn làm trang bán hàng, thì sao chép lại Tiki, vừa phiên bản web và phiên bạn mobile. Làm ứng dụng chat, clone lại Facebook Messenger. Replicate từ các app đơn giản, lên các app phức tạp.
Khi replicate đến khi đủ kiến thức và kinh nghiệm, nắm được các công nghệ mới thì mới bắt đầu thực hiện ý tưởng. Thầy Andrew cũng khuyên sinh viên Stanford tạm thời bỏ qua làm app theo ý mình (đa số sinh viên thích ứng dụng kiến thức để sáng tạo ra app, giải thuật mới), replicate lại các app thành công, paper mới, đến khi đủ khả năng hãy làm app.
Còn thầy Hinton thì lại khuyên khi có ý tưởng nào đó thì nên bắt tay làm app luôn. App chuyên biệt thì nên tìm hiểu đủ (không sâu) để có thể code app. App ban đầu sẽ đập đi xây lại nhiều lần. App phải lớn với 1 cá nhân. Kích thước app lớn, đòi hỏi kĩ thuật cao thì buộc lập trình viên hiểu từ toàn cục (kiến trúc, design Pattern), đến các thủ thuật nhỏ (giải thuật, tổ chức dữ liệu).
Về xây dựng app nên xây các app đặc thù hay hơn: giải phương trình, trang điểm, tạo nhạc, nuôi thú cưng,…