Làm freelancer: Cái giá quá đắt để đánh đổi lấy tự do?
Mới nghe qua thì đây quả là công việc mơ ước với nhiều người, nhất là những ai không chịu được áp lực gò bó tại các văn phòng công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Tự do là vậy nhưng bạn là người đứng mũi chịu sào, chấp nhận rủi ro.
Làm freelancer không còn lạ lẫm ở Việt Nam, nhất là với giới trẻ. Đây được hiểu là một người làm việc tự do, thời vụ, không cộng tác dài hạn hay trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Hiện ở Việt Nam freelancer tập trung vào hai nhóm nghề chính: Nhóm thiên về sáng tạo như sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình, tổ chức sự kiện, nhiếp ảnh gia, thiết kế (đồ họa, nội thất, thời trang, …), kiến trúc sư, stylist, viết báo, PR, copywriter…; Nhóm thứ 2 gồm những lĩnh vực đòi hỏi sự đào tạo bài bản chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm, như tư vấn luật, tư vấn thành lập - tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, bác sỹ, dịch thuật, lập trình, IT…
Chưa bàn đến khả năng và trình độ nhưng nếu là một freelancer “uy tín”, được nhiều công ty và tổ chức biết đến đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng có cơ hội nắm bắt được những món hời hợp tác, dự án hay hợp đồng béo bở mang lại thu nhập “khủng” chỉ trong một thời gian ngắn.
Hấp dẫn hơn nữa khi trở thành một freelancer là bạn không cần phải tất bật thức dậy vào mỗi sáng, lao đến công ty để “điểm danh”, chịu ánh nhìn khó chịu của sếp khi đi làm muộn hay tuân thủ những luật lệ gò bó cứng nhắc tại các cơ quan, công sở.
Bạn có thể thoả sức tung hoành, nghỉ tuỳ thích, chọn lựa công việc, dự án mà bạn thấy sẽ mang lại lợi ích và số tiền thù lao cao nhất. Tóm lại bạn được hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, làm chủ và điều khiển những gì mình đang làm và muốn làm mà không phải phụ thuộc vào bất cứ ai.
Mới nghe qua thì đây quả là công việc mơ ước với nhiều người, nhất là những ai không chịu được áp lực gò bó tại các văn phòng công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Tự do là vậy nhưng bạn là người đứng mũi chịu sào, chấp nhận rủi ro và quan trọng là không phải ai cũng có thể trở thành freelancer.
Gánh vác toàn bộ trách nhiệm
Nếu làm trong một tổ chức, bạn có thể dễ dàng chia sẻ trách nhiệm công việc cùng những đồng nghiệp, những người trong cùng đội thì freelancer hoàn toàn khác. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc mình đang làm, thậm chí kiêm cả kế toán thu chi và vô số đầu việc không tên khác. Điều này có nghĩa là một khi thiếu kỷ luật, quản lý không chặt chẽ và dễ dãi với bản thân sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nếu làm trong một tổ chức, bạn có thể dễ dàng chia sẻ trách nhiệm công việc cùng những đồng nghiệp, những người trong cùng đội thì freelancer hoàn toàn khác. Bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc mình đang làm, thậm chí kiêm cả kế toán thu chi và vô số đầu việc không tên khác. Điều này có nghĩa là một khi thiếu kỷ luật, quản lý không chặt chẽ và dễ dãi với bản thân sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Rủi ro rình rập
Đi kèm với trách nhiệm là những rủi ro tiềm ẩn. Bạn buộc phải chấp nhận nó dù muốn hay không. Thậm chí bạn không được phép thất bại bởi việc này sẽ khiến danh tiếng của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và những công ty khác không muốn thuê bạn nữa.
Không phải ai cũng có thể trở thành freelancer
Freelance đồng nghĩa với vốn sống, bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công việc. Hiếm ai vừa tốt nghiệp đã trở thành một Freelancer giỏi. Ít nhất, họ phải trải qua vài năm trong một vài công ty lớn nhỏ, có những sản phẩm chất lượng tốt, đạt đến độ chín nhất định về nghề nghiệp, tạo được biên độ quan hệ rộng…
Ngoài ra, để thực sự thành công, một Freelancer bao giờ cũng phải có chiến lược marketing bản thân hiệu quả, biết tạo dấu ấn riêng, tiếp thị thương hiệu của chính mình, đó là chưa kể một loạt kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm với các freelancer khác trong cùng dự án…
Trong chán ngoài thèm
Thực tế có rất ít người thành công với nghề freelancer. Không phải ai cũng đáp ứng được những đòi hỏi của nghề này. Ngay cả những freelancer dày dạn kinh nghiệm, nhiều khi cũng cảm thấy mệt mỏi sau quãng thời gian “lăn lộn” với nghề được cho là “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Hơn nữa, hiện ngày càng có nhiều người trở thành freelancer và điều này tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, nhiều người phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc ổn định tại doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Kết luận: Bản thân công việc như một freelance không có gì sai, vấn đề là lựa chọn của bạn có đúng hướng và phù hợp với bản thân không. Nếu là người thích phiêu lưu và cá tính mạnh, đủ bản lĩnh đối phó với những biến cố, chấp nhận rủi ro thì Freelance rõ ràng là con đường thích hợp dành cho bạn. Còn nếu bạn mong muốn cuộc sống êm đềm, công việc và thu nhập ổn định, thì hãy chung thủy với lựa chọn gắn bó với một công ty nào đó.
Làm freelancer: Cái giá quá đắt để đánh đổi lấy tự do?
Mới nghe qua thì đây quả là công việc mơ ước với nhiều người, nhất là những ai không chịu được áp lực gò bó tại các văn phòng công ty.
Cái này đúng là trong chán ngoài thèm. Đạt đã từng nghĩ đến việc nếu có một số bạn có kinh nghiệm, muốn tìm thêm một số bạn sinh viên để dẫn dắt làm freelance thì cũng tốt.
Nhưng rủi ro lớn ở chỗ liệu các ban sinh viên có đi theo project tới cuối cùng hay chỉ được vài hôm rồi bỏ chạy.
Mình đang là freelancer nên mình cũng khá hiểu, nguồn tiền không ổn định dẫn đến không tính toán chi phí gì được nhiều. Thời gian tự quyết định dễ dẫn đến buông thả bản thân.
Mấy đứa bạn thấy thì khoái nhưng tụi nó đến tháng thì có lương, tới tết có thưởng, đâu có hiểu được. Đúng như @ltd nói: trong chán ngoài thèm
Hiện @Trang_Tuan đang làm freelance về ngôn ngữ gì, có thấy kèm cặp thêm 1 bạn để làm chung ổn không?
Đạt hi vọng có thể tìm được 1 cặp hỗ trợ nhau làm. Người có kn thì có người giúp việc, người chưa có kn thì theo làm học hỏi.
Em đang làm Asp.Net và vẫn dùng webform anh ạ, chưa upgrade lên MVC nhưng sẽ tương lai gần thôi. Về html + css, bootstrap thì em khá vững, jquery thì biết chút đỉnh. Còn về backend thì vẫn chưa hài lòng về bản thân lắm. Mê làm kiếm tiền nên hay làm theo lối mòn, ít có tìm hiểu thêm về nhiều thứ. Nếu chỉ bảo về kinh nghiệm thì em sẵn lòng thôi, em cũng hay giúp đỡ mấy bạn trên group facebook cũng khá nhiều, cái gì biết thì chỉ nhiệt tình, không biết thì chịu, google giùm họ thôi. Còn về làm chung thì em chưa nghĩ tới, để xem sao đã.
Mình cũng làm freelance lâu rồi, freelance tất cả công việc, từ sửa máy tính, đến chạy mánh bán đồ máy tính, điện thoại, đồ công nghệ, mỹ phẩm, kem trắng da, quần áo, giày dép online bằng facebook, mở quán cafe, bán nước mía vỉa hè, bán bánh kẹo tạp hóa, thiết kế web, SEO, design (photoshop, corel, cad), quay phim, chụp ảnh cưới, mở tiệm net, sửa điện, sửa nước, thợ sơn, bảng hiệu quảng cáo, CEO nhà hàng, quán nhậu, mua bán phụ tùng oto, thậm chí đến bốc vác cũng làm rồi. Nói chung cái gì có tiền là làm, mỗi thứ làm một ít vậy mà kiến thức thu được thì khá nhiều, kể cả làm trai bao cũng đã từng =))
Sau khi trải nghiệm đủ các công việc trên thì mình thấy tự do hay không là do bản thân có muốn hay không mà thôi. Mình có thể (đã từng) đi du lịch đâu đó cả vài ba tháng, cặp kè với vài ba em là bình thường, cả việc ăn nhậu, la cà cafe, gái gú, quán bar nhảy nhót liên tục vài ba tháng là chuyện bình thường. Vậy nên cái giá của freelancer phải trả không phải tự do, mà là sự bấp bênh tài chính. Tháng được tháng không, rất bấp bênh, có tháng vài triệu, có tháng trăm triệu. Thật sự rất bấp bênh nếu không có quy củ, sống quá tự do thoải mái vô nề nếp. Đổi lại là một đời sống phong phú, tư duy rộng mở, hiểu nhiều biết rộng, không thấy hối tiếc về bất kỳ điều gì trong cuộc đời này nữa (hoặc là chưa đến lúc hối tiếc).
Wondering! Làm sao mà bác kiếm job dễ thế nhở? Mà cần bao nhiu năm dder trải nghiệm 1 nấy job hở bác? Lại có time để gái gú cả tháng nữa chứ. E thực sự ngưỡng mộ đó nha:smiley:
Đoạn trên chỉ là chém gió chút thôi mà bác. Chủ yếu đoạn kết. Thật sự thì em cũng làm nhiều công việc, từng trãi, nhưng chỉ dừng ở mức trải nghiệm mà thôi. Làm freelance thì được cái chủ động thời gian, nên muốn đi chơi thì cứ bỏ ngang mà đi thôi.
Câu trả lời ở đây rồi mà
a có thể giải thích và cho e ví dụ được không, e ko hiểu lắm, tưởng là nếu mình làm ko đúng hoặc sai thì ng ta sẽ ko gửi tiền công chứ còn phải chịu trách nhiệm gì nữa anh ?
Cái gì cũng có giá của nó, mình chấp nhận được cái “giá” đó không. Mời các anh em đọc các kinh nghiệm xương máu của 1 Freelancer thứ thiệt đây!
ITviec blog – 20 Apr 18
Làm Freelancer IT Giúp Tôi Tăng Thu Nhập 300% - ITviec blog
Điểm cộng của nghề freelancer IT chính là: 1) có sự yên tĩnh để thoả sức sáng tạo và chủ động trong công việc, 2) thu nhập cao hơn, 3) tự do về thời gian và địa điểm. Cùng đọc bài phỏng vấn của ITviec với anh Nguyễn Việt Nam Khanh - một freelancer IT...
em sắp ra trường mà thấy .Net ít tuyển quá (tại Đà Nẵng) . Lương thì e chưa nghĩ tới, đủ tiêu thì tốt mà chủ yếu kinh nghiệm. Không biết trong nhóm có ai ở Đà Nẵng không