30/09/2018, 18:47

Lập trình viên đầu tiên, Ada Lovelace, đã thay đổi thế giới như thế nào?

techmaster.vn

Lập trình viên đầu tiên, Ada Lovelace, đã thay đổi thế giới như thế nào?

Mặc dù Ada là một nhà văn và toán học tài năng, bà được biết đến nhiều hơn nhờ những đóng góp của mình vào lĩnh vực máy tính. Nếu bạn đã từng duyệt web, mua một cái gì đó trực tuyến, hoặc thậm chí sử dụng một chiếc điện thoại thông minh, thì bạn mang...

Mặc dù Ada là một nhà văn và toán học tài năng, bà được biết đến nhiều hơn nhờ những đóng góp của mình vào lĩnh vực máy tính. Nếu bạn đã từng duyệt web, mua một cái gì đó trực tuyến, hoặc thậm chí sử dụng một chiếc điện thoại thông minh, thì bạn mang ơn bà ấy rất nhiều. Mỗi năm vào ngày 13 tháng 10, chúng ta tổ chức ngày Ada Lovelace, để công nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và toán học.

Link bài viết: http://bit.ly/1QHYH3A

*grab popcorn* viết 20:47 ngày 30/09/2018

Fact: Ada là người đã tạo ra ý tưởng vòng lặp :3

Tobias viết 20:52 ngày 30/09/2018

Vậy ta không nợ ơn Dennis Ritchie, Jame Gosling… À, nếu không có những người đó thì C ra đời rồi C++ rồi Java và nếu mất đi C, C++, Java => Hệ điều hành viết bằng gì?, khái niệm dev, hacker… Có tồn tại không? Rồi Android, IOS, WINDOW PHONE => Smart Phone chỉ là điều ảo tưởng, tất cả biến thành ảo tưởng khi máy tính vẫn là công cụ để tính toán. Một người được đặt vào một vị trí quá cao rồi lấn át người khác mà quên mất đi rằng nếu không có họ thì điều mình làm vẫn chỉ là vô ích và không có họ thì mình cũng chẳng được tôn thờ như bây giờ.

*grab popcorn* viết 21:01 ngày 30/09/2018

Người ta đã phân chia ra lập trình viên cứng và mềm từ thời kỳ trước khi có C ra đời. Nhớ không nhầm là từ khi có thẻ đục lỗ thì phải.
Hệ điều hành được viết bằng ASM, và có trước đó khoảng vài mười hay 20 năm trước khi C ra đời.
Máy tính hiện nay có được sự thành công như vậy là nhờ kiến trúc của thánh John Von Neumann. Nếu không có ông thì mơ đi mà có được một Electric Computer như ngày nay. Và chưa kể là hầu hết các thiết bị bây giờ đều đang tuân thủ theo kiến trúc này.
Dennis Ritchie, Jame Gosling là những con người vĩ đại, nhưng có những người vĩ đại hơn thế nữa nhé.

Và, mọi thứ đều được bắt đầu từ những ý tưởng điên rồ và xuất chúng. Nên đừng hỏi tại sao người xưa chả làm gì mà vẫn được tôn vinh như vậy.

Tobias viết 21:01 ngày 30/09/2018

Người tạo nên nền tảng < người đi xây dựng

Tobias viết 20:54 ngày 30/09/2018

Mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau tốt nhất đừng nên dạy đời ng ta

*grab popcorn* viết 20:59 ngày 30/09/2018

Hahaha, sai lầm nhé.
Không có ý tưởng hoặc nền tảng, thì người ta cũng chả biết xây dựng cái gì nhé.
Và hỏi bạn luôn, tịa sao người ta lại tôn vinh Steve Job, trong khi Dennis Ritchie mất sau ông 6 ngày mà chả ai thèm quan tâm?

Và tôi chả dạy đời gì bạn cả. Tôi chỉ nói ra những gì tôi học cho bạn hiểu. Bạn không hiểu được thì thôi, đừng nói tôi như thế.
Thân!

Tobias viết 20:57 ngày 30/09/2018

Câu đó chả khác nào nói gà có trước hay trứng gà có trước, Steve tạo nên một công ty hùng mạnh cùng với nhiều thứ để lại và sở dĩ người ta quan tâm đến Steve nhiều hơn là đa số người dùng quan tâm và yêu quý chiếc Iphone, Mac OS của họ mà vì họ là người dùng không phải lập trình viên thì họ có bao giờ “nhìn thấu” vô bên trong nhân Unix của nó và tự hỏi ai làm ra nó, đó cũng chính là lý do người xưa không = người trước, cho dù có thay đổi thế giới nhưng người đời không thấy được cũng giống như Steve và Dennis một người trực tiếp làm ra và một người gián tiếp làm ra.

Không có ý tưởng = không có thứ gì để xây dựng
Không có xây dựng = ý tưởng vẫn chỉ là ý tưởng
=> câu này chả khác “Trứng có trước hay gà có trước”

*grab popcorn* viết 20:51 ngày 30/09/2018

:))
Thế bạn biết vì sao iPhone, Mac lại được yêu quý? Đơn giản là ví cái ý tưởng của SJ quá xuất chúng. Còn iPhone, MacOS chả qua là sản phẩm của cái ý tưởng ấy.
Mà Unix khi mới ra đời, nó cũng hơi bị đình đám đấy! Chứ không phải im im như bây giờ đâu.
Và lời cuối với bạn, không có ý tưởng, thì tôi dám cá là chả có cái gì được làm ra cả.
Nhưng cho dù có một ý tưởng tưởng chừng như là nhảm nhí, hoặc điên rồ hoặc có vẻ như là ảo tưởng, thì con người vẫn tìm cách giải quyết nó được. Con người chả bao giờ nghĩ rằng một có máy có thể suy nghĩ như con người, nhưng bây giờ thì đang lo sợ vì nó rồi đấy.
Thân.

Tobias viết 21:00 ngày 30/09/2018

Con người cho dù lo sợ về AI nhưng vẫn nâng cấp và phát triển nó, vậy bạn có thể giải thích được tại sao ?

Bài liên quan
0