Liệu lập trình viên Mỹ có sợ người Ấn cướp mất cần câu cơm của họ?
Hãy làm tốt công việc của mình
Bài viết được dịch từ blog Coding Horror “Một kết luận rõ ràng là, bất kỳ ai mà nghĩ rằng chỉ những lập trình viên ở Mỹ này mới đảm bảo thành công cho dự án bởi vì họ là những người có nhiều …
Bài này được Jeff Atwood viết vào năm 2004 khi anh đang làm tại phòng công nghệ của một công ty dược phẩm lớn tại Mỹ (đến năm 2008 thì anh mới xây dựng trang hỏi đáp nổi tiếng StackOverflow). Lúc đó xu hướng gia công ra nước ngoài để giảm chi phí đang nở rộ tại Mỹ, và những lập trình viên Mỹ rất lo lắng vì sợ mấy tay Ấn Độ có thể giật mất cần câu cơm của họ.
Anh @hungho ơi, em đọc qua thì mắc ngay đoạn này. Em cũng thấy đúng, nhưng anh có thể giải thích chi tiết hơn không?
À cái này có chút thiếu sót rồi, tại mình đang nói về việc offshoring của các công ty Mỹ ra nước ngoài, nên mới có chuyện có xu hướng quay về Mỹ (chưa xét các nước khác như Nhật, Canada, Châu Âu…)
Thực ra thì vấn đề này ko phải là theo ý kiến chủ quan của mình, mà mình có đọc trong một tài liệu nào đó nó có phân tích khá kỹ (nhưng giờ ko nhớ để trích dẫn nguồn).
Khi các doanh nghiệp offshoring công việc ra nước ngoài thì nhằm mục đích chính là giảm chi phí sản xuất, nhưng khi mức lạm phát tăng nhanh tại các quốc gia châu Á… thì lương của người lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng từ 10-20%, và có xu hướng bắt kịp lương của công nhân Mỹ trong tương lai. Thực tế thì một số ngành sản xuất đã quay trở lại Mỹ rồi (như trong bài viết này cũng có nói).
Có lẽ điều này chỉ đúng với Mỹ. Vụ Apple là đình đám nhất vì chi phí ở TQ tăng lên trong khi người ta lại chuộng “Made in USA” hơn là “Made in China”.
Còn về các sản phầm outsource thì chi phí phát triển phần mềm các nước đang phát triển đang tăng lên. Đồng thời các công ty outsource bây giờ cũng tìm cách đầu từ vào R&D chứ không thể lệ thuộc mãi vào outsource được. Như ở VN cũng có nhiều cty bắt đầu chuyển sang hình thức R&D rồi bán sản phẩm thay vì outsource. VNG là một ví dụ.