Mất tiền…nhận quả đắng từ các khóa học làm giàu
Báo pháp luật Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp.
Mất tiền…nhận quả đắng
Cuối năm thứ 2 đại học, Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1991, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tự ý xin nghỉ học tại trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội trong khi kết quả học, thi vẫn hoàn toàn tốt. Bố mẹ biết chuyện ngất lên, ngất xuống vì cậu con trai có quyết định dại dột vì sợ rằng tương lai từ đây sẽ khép lại nhưng Đức vẫn nhởn nhơ và khẳng định chắc chắn sẽ thành công.
Mặc dù bận rộn với việc kinh doanh ở quê, nhưng bố mẹ Đức ngay lập tức bắt xe xuống Hà Nội hỏi cho ra nhẽ thì Đức hùng hồn: “Con quyết đi con đường riêng rồi bố mẹ đừng lo, giờ có nhiều cách để làm giàu, thành đạt lắm mà không cần học”. Hơn tháng sau, Đức quay về quê và xin bố mẹ 10 triệu đồng để đi học lớp kinh doanh trên mạng, kiếm tiền tự lập với lời tuyên bố học xong sẽ kiếm được trên 100 triệu/ tháng.
Một khóa học làm giàu thu hút đông đảo các bạn trẻ Ảnh: Hướng Dương
Dù không tin nhưng nghĩ con lêu lổng nay nghĩ đến kiếm tiền nên cũng cắn răng chi. Theo lời quảng cáo, khóa học kéo dài 2 ngày và hứa hẹn rằng học xong sẽ kiếm được từ 30- 100 triệu đồng/tháng. Thấm nhuần công thức làm giàu, sau khi học xong, Đức xin mẹ hơn 50 triệu đồng mở một cửa hàng nhỏ bán phụ kiện điện thoại, máy tính. Áp dụng đúng các công thức làm giàu Đức chăm chỉ kinh doanh, thành lập các trang web, fanpage, rao vặt trên mạng để bán hàng, tuy nhiên gặp cạnh tranh lớn nên hai tháng sau hàng vẫn không bán được, chi phí thuê mặt bằng dồn lại, cuối cùng thất bại.
Sau hơn 2 năm bỏ học đại học, vật lộn với công việc kinh doanh chứng minh “đại học không phải con đường duy nhất”, Đức thua lỗ chồng chất, nợ nần bạn bè, và phải đi làm bốc vác thuê cho gia đình nhà bác họ để trả nợ.
Đoạn trên chắc lều báo bịa ra đề hù sinh viên vì mấy đứa này nó mà thèm đi bốc vác trả nợ thì cũng mừng. Cùng lắm là hứa sẽ trả nợ thôi.
Nhưng mà thấy bài này cũng đúng, nên share để thành viên diễn đàn mình tránh bị.
Tôi cũng đã từng như vậy, ham làm giàu mù quáng và tưởng làm giàu nhanh, dễ dàng như nhiều người nói.
Thực ra họ nói không sai, nhưng nói chỉ nói 1 nửa sự thật đó là có thể làm giàu nhanh bằng cách xây dựng 1 hệ thống kiềm tiền. Còn họ không nói về sự vất vả và cái giá phải trả là quá lớn và bạn phải thực sự kiên trì.
Nếu như 1 giám đốc xây dựng công ty với 4 người, rồi đào tạo 4 ng đó lên các vị trí quản lý rồi các vị trí quản lý đó lại tiếp tục xây dựng và phát triển nhóm/phòng ban của mình theo mô hình kinh doanh truyền thống. Nếu công ty may mắn tồn tại thì nó phải mất ít nhất 5 năm mới trải qua các giai đoạn: tồn tai > mở rộng > bền vững.
Bạn tôi, 1 sv cơ khí Bách Khoa không bỏ học nhưng cũng bắt đầu bán đồ thể thao từ năm thứ 4 đại học, sau đó ra trường thì cũng ko đi làm về cơ khí mà mở trang web bán đồ thể thao online ở nhà. Đến nay sau khoảng 5 năm bám trụ thì cũng mở được 2 cửa hàng, 1 xưởng in kiêm kho chứa đồ. Cũng có thể gọi là thành công bước đầu trong trụ hạng.
Học kinh doanh -> buôn bán mặt hàng kỹ thuật.
Nghe qua là biết thất cmn bại rồi.
nghe cứ như là bị dụ bán hàng đa cấp
Ừm, tự nhiên thấy mất cảm tình với mấy diễn giả thu tiền cao rồi.
Bậy giờ em thấy nhiều người tự gắn mác là diễn giả này, diễn giả kia lên “sàn” phát biểu đủ kiểu, chưa biết đúng hay sao nhưng đa phần mọi người đều tin và hưởng ứng.
Thực ra những diễn giả này họ nói cũng đúng người ta mới nghe. Nhưng từ nói cho tới làm được là một khoảng cách rất xa. Không những thế họ thu tiền cũng cao nữa. Mà con người ta cũng lạ lùng, nếu nói miễn phí thì chắc không ai nghe, mà nói đóng phí cao thì lại đổ xô đóng tiền nghe.
Chuẩn luôn anh, diễn giả nói miễn phí mọi người sẽ nghĩ không giá trị, còn phải đóng tiền mọi người sẽ nghĩ tiền đó sẽ đáng với những gì mình học được. Em đi nghe 1 lần của diễn giả nào nói về khơi dậy sức mạnh trong con người, không phải họ nói gì cũng đúng quan trọng là mình rút ra được gì khi nghe từ họ thôi.