06/04/2021, 14:50

Mongoose trong NodeJS - NodeJS căn bản

Trong bài viết này chúng mình sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Mongoose ở những phần cơ bản nhất, đây là tiền đề cho những bài viết tiếp theo trong chương. Bài viết sẽ tập trung những phần cơ bản nhất, về các khái niệm về Schema, Model, và các methods trong Mongoose, để những phần ở bài tiếp theo sẽ dễ ...

Trong bài viết này chúng mình sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Mongoose ở những phần cơ bản nhất, đây là tiền đề cho những bài viết tiếp theo trong chương. Bài viết sẽ tập trung những phần cơ bản nhất, về các khái niệm về Schema, Model, và các methods trong Mongoose, để những phần ở bài tiếp theo sẽ dễ dàng nắm bắt hơn với các bạn.

Khi bạn đã xác định các SchemasModel của mình, Mongoose sẽ bao gồm nhiều hàm khác nhau cho phép bạn xác thực, lưu, xóa và truy vấn dữ liệu của bạn bằng các hàm MongoDB phổ biến.

1. Làm quen với Mongoose

Trong bài trước mình cũng đã giới thiệu về cách cài đặt module mongoose chi tiết, bạn có thể xem và tham khảo bài viết để tìm hiểu kĩ hơn nhé. Trước tiên chúng ta sẽ cài đặt mongoose bằng cách mở terminal và gõ dòng lệnh:

npm install --save mongoose

Thực hiện kết nối với MongoDB

Bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành kết nối với MongoDB, ở đây mình chọn file app.js làm file khởi đầu của dự án, ở đây mình sẽ connect với mongoDB như sau:

var mongoose = require('mongoose');
mongoose.connect('mongodb://localhost:27017/Zaidap.com', {useNewUrlParser: true, useNewUrlParser: true,  useUnifiedTopology: true});

Chúng ta có một kết nối đang chờ xử lý đến cơ sở dữ liệu có tên Zaidap.com đang chạy trên localhost. Bây giờ, cần bắt được sự kiện nếu chúng ta kết nối thành công hoặc nếu xảy ra lỗi kết nối:

var db = mongoose.connection;
db.on('error', console.error.bind(console, 'connection error:'));
db.once('open', function() {
  // we're connected!
});

Khi kết nối của chúng ta đã thành công, một callback function sẽ được gọi. Để cho ngắn gọn, mình sẽ thực hiện tất cả các đoạn mã thực thi bên dưới ở trong callback function này.

Schemas

Để tìm hiểu về mongoose chúng ta nên bắt đầu với một Schema. Nó chịu trách nhiệm cho việc các collection của chúng ta sẽ có hình dạng ra sao, tạo ra các khung khuân mẫu của dữ liệu, thêm vào đó nó còn cho phép chúng ta kiểm tra dữ liệu có đúng kiểu vốn có của chúng hay không ?

Ở đây mình có một Schemas, nó sẽ thể hiện các document trong collection chỉ định sẽ có cấu trúc như thế nào?

  var mongoose = require('mongoose');
  var Schema = mongoose.Schema;

  var blogSchema = new Schema({
    title:  String,
    author: String,
    body:   String,
    hidden: Boolean,
  });

Về chi tiết các phần này mình sẽ giới thiệu trong bài tiếp theo bởi phần này có rất nhiều phần chúng ta cần biết, trong phạm vi bài viết làm quen, mình sẽ không đề cập quá sâu. Bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng khi khởi tạo new Schemas là bạn đang khởi tạo một khuân mẫu của collection giống như trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS).

Ngoài ra, bạn còn có thể khởi tạo các method cho Schema sau khi tạo bằng cách sử dụng :

  blogSchema.methods.showMessages = function() {
    console.log(`Đã thêm bài viết mới có tên "${this.title}"`)
  }

Model

Sau khi khởi tạo các Schemas chúng ta sẽ tiến hành "nhét" chúng vào một Model. Model là một lớp giúp xây dựng các documents, nó là sẽ xây dựng các documents từ các Schema được chỉ định trước đó. Các Model chịu trách nhiệm tạo và đọc các document từ cơ sở dữ liệu MongoDB.

Câu lệnh bên duới mình đã thêm Schema vừa khởi tạo phía trên vào trong Model có tên Blog:

var Blog = mongoose.model('Blog', blogSchema);

Bây giờ, mình sẽ tiến hành thêm một document vào trong collections có tên blogs (khi tạo model thì collections sẽ được tạo và tự động thêm 's' và format lại).

  var Blog = mongoose.model('Blog', blogSchema);
  var dataInsert = {
    title:  'Lập trình NodeJS căn bản', 
    author: 'Zaidap.com.net',
    body:   'Nội dung lập trình NodeJS căn bản',
    hidden: false,
  }
  var blogCollections = new Blog(dataInsert);
  blogCollections.save(function (err, data) {
    if (err) return console.error(err);
    console.log(data) 
    blogCollections.showMessages()
  });

Đây là phần khởi đầu nhanh chóng cho việc làm quen với Mongoose. Chúng ta đã tạo ra một lược đồ giúp quá trình tìm hiểu sau đó dễ dàng hơn như: tạo khuân mẫu bằng Schemas, thêm phương thức trong Schemas, thêm document bằng Modal,...

2. Hello Mongoose

Cuối cùng, chúng ta sẽ có một file app.js hoàn chỉnh dựa vào các phần mình giới thiệu ở trên như sau:

var mongoose = require('mongoose');
mongoose.connect('mongodb://localhost:27017/Zaidap.com', {useNewUrlParser: true, useNewUrlParser: true,  useUnifiedTopology: true});

var db = mongoose.connection;
//Bắt sự kiện error
db.on('error', function(err) {
  if (err) console.log(err)
});
//Bắt sự kiện open
db.once('open', function() {
  //Khởi tạo Schema
  var Schema = mongoose.Schema;
  var blogSchema = new Schema({
    title:  String, // String is shorthand for {type: String}
    author: String,
    body:   String,
    hidden: Boolean
  });
  blogSchema.methods.callTitle = function() {
    console.log(`Đã thêm bài viết mới có tên "${this.title}"`)
  }
  var Blog = mongoose.model('Blog', blogSchema);

  var dataInsert = {
    title:  'Lập trình NodeJS căn bản', 
    author: 'Zaidap.com.net',
    body:   'Nội dung lập trình NodeJS căn bản',
    hidden: false,
  }
  var blogCollections = new Blog(dataInsert);
  blogCollections.save(function (err, data) {
    if (err) return console.error(err);
    console.log(data)
    blogCollections.showMessages()
  });
});

Tiến hành khởi chạy file bằng cách mở terminal và gõ dòng lệnh:

node app

nodejs mongoose 1 png

Lúc này trong cơ sỡ dữ liệu MongoseDB chúng ta sẽ thấy một collections có tên là blogs và trong đó sẽ có document đã thêm trước đó.

nodejs mongoose 2 png

Rất mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc với MongoDB. Cảm ơn bạn quan tâm đến bài viết này !

Hoàng Hải Đăng

24 chủ đề

7226 bài viết

Cùng chủ đề
0