"Não phẳng" theo Lê Minh Hoàng
Khi đi dạo, Anaximenes trò chuyện với một học trò của mình…
Người học trò hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy thường bị những sự hoài nghi giày vò? Thầy đã sống lâu, đã từng trải và đã từng học tập ở những người Hy Lạp vĩ đại. Vậy tại sao thầy vẫn có rất nhiều câu hỏi không trả lời được?”.
Suy ngẫm một lúc, nhà triết học vẽ hai vòng tròn trước mặt: một vòng tròn nhỏ và một vòng tròn to. “Sự hiểu biết của trò - đó là vòng tròn nhỏ, còn của ta - vòng tròn lớn. Tất cả những gì bên ngoài hai vòng tròn này là những điều chưa biết. Vòng tròn hiểu biết càng nhỏ thì nó càng ít tiếp xúc với những điều chưa biết và ngược lại. Do vậy càng hiểu biết nhiều thì càng có nhiều câu hỏi không rõ ràng”.
Môn hình học đã chứng minh được rằng trong các hình phẳng có cùng diện tích, hình tròn có chu vi nhỏ nhất…
=> Bài học (chế ra) từ câu chuyện này là: Để tiếp xúc nhiều hơn với những điều chưa biết, một mặt cần tích lũy kiến thức, nhưng mặt khác, quan trọng hơn, đó là đừng cố tròn trịa (đều) quá.
Bán cầu đại não có nhiều nếp nhăn để làm gì?
Lấp đầy những nếp nhăn đó, ta sẽ được khái niệm “Não phẳng” chứ không thu được khái niệm “Thông thái”
Nguồn: Facebook Lê Minh Hoàng
Comment của @ltd trên FB, copy về share cho mọi người đọc chơi
Có nhiều người nghĩ (hay thậm chí dạy người khác) rằng cái gì cũng phải biết. Nhưng theo em nghĩ, chỉ cần biết cái gì cần biết, và giỏi cái gì phải giỏi.
Hồi nhỏ xem phim (hoặc đọc truyện) Sherlock Holmes em rất thích một đoạn Holmes nói về việc kẻ ngốc thì tìm cách học tất cả mọi thứ một cách lộn xộn. Em tìm thấy đoạn Quote ở đây:
Tuy Sherlock Holmes chỉ là truyện, nhưng nó phản ảnh suy nghĩ của tác giả. Và em nghĩ cách tư duy này đúng.
@ltd Anh hâm mộ thầy em à
Ừm, Bài viết của thầy LMH hay mà
Sherlock Holmes chẳng quan tâm trái đất quay quanh mặt trời hay là mặt trời quay quanh trái đất
mình chỉ thấy đoạn chế ra khiên cưỡng thôi, so với cách ví dụ trực quan của câu truyện :))
Lẽ dĩ nhiên, biết sâu thì tốt, nhưng biết rộng giúp nhiều cho việc tiếp tục đào sâu hơn; đầu óc biết nhiều thứ thì càng dễ think out of the box khi gặp các vấn đề
Ông mặt trời kia cũng có nhiều tia mà
Rộng thì cũng phải có sự liên quan nào đó thì mới dẫn đến out of the box được. Học tràn lan, thừa thãi, thi xong là chẳng bao giờ dùng đến (điển hình là chương trình học của sinh viên học sinh Việt Nam) thì em nghĩ nó chỉ out of the time, out of the money mà thôi
Trực quan, súc tích và dễ hiểu!
Cảm ơn.
Facebook thầy Lê Minh Hoàng là gì vậy ?
Theo lý thuyết về vòng tròn thì mình càng phải cố gắng cho bán kính to ra. Khi đó những điều biết sẽ rộng ra là Pi x R2, vậy giả sử bán kính dài thêm 1 M thì hiểu biết thêm được Pi. Còn những điều chưa biết sẽ là 2 x Pi x R, vậy những điều chưa biết = 2 x Pi.
Bán kính có to thế nào chăng nữa, từ 1triệu triệu KM như bán kính trái đất, có phình to thêm 1 mét thì lượng chưa biết cũng chỉ tăng lên có 2 x Pi mà thôi. Vậy như hình vẽ phía trên thì trò đâu biết ít hơn thầy đâu ^^