01/10/2018, 16:51

Nên học C hay Python đầu tiên?

Em là SV ngành kĩ thuật điện tử, ngành này thì C là quan trọng nhất rồi. Nhưng em thấy C khó quá, kiến thức lập trình của em chủ yếu chỉ là tập tành với Pascal nên em không tự tin lắm khi học C. Đăc biệt là khi em còn tự học. Nên em nghĩ mình nên học Python trước, tại Python nó dễ, học được thời gian để có những nền tảng cơ bản về lập trình rồi em mới dám qua học C. Anh chị thấy vậy có hợp lí không ạ?

rogp10 viết 18:55 ngày 01/10/2018

Python ngay và luôn [spoiler]lúc mình học vỡ lòng mình còn ko thấy cái console nó tròn méo ntn[/spoiler]

Vì C nó bắt lỗi rất là vụn vặt

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 18:59 ngày 01/10/2018

Vậy là Python ổn phải không anh, để em học cho có ít kiến thức rồi qua học C cho nhẹ. Giờ mà lao vào học C gặp phần con trỏ chắc em chết lâm sàng quá.

Nguyễn Phạm Anh Quân viết 18:56 ngày 01/10/2018

Em đã biết C cần cho ngành của em vậy mà cũng ráng kiếm lý do để trốn tránh! Nếu em đã có câu trả lời cho bản thân thì nên thực hiện ngay và luôn, vì trước sau gì em cũng học C, tại sao lại ko học ngay từ đầu để đỡ mất thời gian?

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 19:07 ngày 01/10/2018

C nó qua khó với người mới như em, giờ em mà lao vào học thì sẽ dể nản lắm anh ạ.

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 18:55 ngày 01/10/2018

Em đã biết C cần cho ngành của em vậy mà cũng ráng kiếm lý do để trốn tránh

Ngành em bây giờ Python cũng không quan trọng kém gì C đâu anh, thậm chí với sức mạnh xử lí hiện nay trong tương lai gần có thể người ta không còn cần C nữa luôn đấy. Nên em thấy hướng đi này rất an toàn.

Văn Dương viết 18:57 ngày 01/10/2018

Em còn đang đi học mà ? Em dựa vào cơ sở nào mà em chốt mạnh dữ vậy ?
Đối với ngành của em, C luôn là ưu tiên hàng đầu, sau đó là C++ … hoặc các ngôn ngữ nghe lạ hoắc như STL, FBD, VHDL… Trừ khi em muốn đổi gió sang ngành khác thì tuỳ hướng gió nhé

C khó, ờ đúng. Nhưng mà những cái khó nó mới mang lại giá trị cho bản thân thôi. Chứ cái dễ ai ai cũng làm đươc thì cũng không có giá trị mấy.

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 18:52 ngày 01/10/2018

Em thấy xu hướng bây giờ là IoT, mà Python rất mạnh trong khoảng này. Nên em có kết luận như vậy.

Văn Dương viết 18:59 ngày 01/10/2018

IoT, hiện tại nó đang như một mầm xanh đang mọc và em đang bị thu hút hết sự tập trung vào đó mà quên đi những cây to khác cũng đang phát triển.

Nói hoa văn vậy chứ chốt lẹ là ngành của em và ngành IT phục vụ rất nhiều mảng to bé khác nhau. Đa phần các mảng điện tử phục vụ thì không có mặt của python. Tương lai thế nào chưa chắc nhưng hiện tại hoặc 5-10 năm nữa vẫn vậy.

Với IoT cũng nhiều hướng tiếp cận. Em đang bị lạc sang hướng của người học IT, những người không được đào tạo về điện tử nên họ sẽ chọn phạm vi, phương pháp, ngôn ngữ để né việc húc đầu với điện tử. Em là người sẽ chuyên về điện tử và yếu về phần mềm thì em sẽ phải có hướng tiếp cận của mình.

Mà anh thấy với điện tử thì C còn dễ chán rồi đó em. Cố gắng học đi nhé.

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 19:06 ngày 01/10/2018

Có người học điện tử nào mà vừa mạnh về phần mềm lẫn phần cứng không anh?

Văn Dương viết 19:05 ngày 01/10/2018

Có nhiều đó em. Tất nhiên là phải nỗ lực hơn.
Nếu em muốn thì bắt đầu học nghiêm túc từ thời SV thì sẽ thuận lợi vì có thời gian, môi trường…

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 19:00 ngày 01/10/2018

Nếu vậy thì em rất may mắn rồi, em chỉ mới tập tành năm nhất thôi. Em rất cảm vì những ý kiến của anh, anh có thể cho em thêm chút lời khuyên được không?

Văn Dương viết 18:56 ngày 01/10/2018

Khuyên thì anh không biết khuyên gì, có vài ý thế này nhé !
Học nhiều chơi ít:
Học nhiều thì là chắc rồi, còn không chơi thì chắc khó cho nên chơi ít. Ngày xưa anh cũng nghĩ mình ngoan cho tới khi là tay súng khét tiếng

Học nhóm:
Nên tìm một vài người bạn, cùng lớp, cùng phòng, hay cùng trường có chung sở thích. Học và chia sẻ kiến thức, ý tưởng với nhau. Em đang muốn chơi cả điện tử cả tin học thì quen vài bạn bên CNTT thì ngon.

Tiếng Anh:
Cái này chắc rõ rồi. Nếu vì lý do gì đấy không lên trình được thì ít ra cũng đọc hoặc biết cách nào đó đọc được tài liệu, datasheet. Em sẽ phải thường xuyên đọc datasheet hoàn toàn tiếng Anh. Không thì bất lắm.

Môn phụ:
Đây là những môn khá ngán, nhưng đừng để điểm nó bết bát quá. Học lại thi lại vừa mất tiền lại mất thời gian.

Học thầy:
Nếu quen được các thầy và được làm chung một vài dự án thì quá ngon. Trình lên nhanh lắm.

Robocon:
Nếu trường có phong trào thì từ năm 2, sau khi tích lũy được một số lý thuyết cơ bản thì em có thể hoặc nên tham gia. Đấy là nơi luôn có lập trình và đa phần sẽ là C.
Ở đây em sẽ thực chiến với thiết kế phần cứng, lập trình, học cách tư duy, luyện giải thuật…
May mắn thì được vác công sức của mình đi thi đấu với trường khác hoặc nước khác.
Nếu không thì cũng có 1 thời sinh viên để nhớ, được các em xinh tươi nhìn với ánh mắt long lanh.
(Anh nói phét thế chứ hồi trước anh chả có ai ngó )
Đừng quên là chớ ham mê quá mà bỏ quên việc học chính là cũng khổ đấy.

Né các phương pháp ăn sẵn:
Các phương pháp ăn sẵn là những cái em không cần phải động não gì nhiều, chỉ việc ăn thôi. Mới đầu khá sướng vì thấy ngay kết quả mà không khó khăn. Nhưng càng về sau càng bị bó buộc, thui chột vì hình thành thói quen ngại nghĩ, ngại khổ, ngại thay đổi. Kìm hãm khá nhiều đấy.
Ví dụ C, có thể vài tháng đầu rất nản nhưng dần dần vẫn biết.
Lúc đầu có thể em sẽ chơi ASM còn khó bang mấy lần C. Nhưng em có ít nhất 4 năm nên không cần phải quá vội vàng.

Nguyễn Lương Đình Hoàng viết 19:06 ngày 01/10/2018

Em cảm ơn anh, nhiều lời khuyên rất hay.

Học nhóm:
Nên tìm một vài người bạn, cùng lớp, cùng phòng, hay cùng trường có chung sở thích. Học và chia sẻ kiến thức, ý tưởng với nhau. Em đang muốn chơi cả điện tử cả tin học thì quen vài bạn bên CNTT thì ngon.

Môn phụ:
Đây là những môn khá ngán, nhưng đừng để điểm nó bết bát quá. Học lại thi lại vừa mất tiền lại mất thời gian.

Học thầy:
Nếu quen được các thầy và được làm chung một vài dự án thì quá ngon. Trình lên nhanh lắm.

Né các phương pháp ăn sẵn:
Các phương pháp ăn sẵn là những cái em không cần phải động não gì nhiều, chỉ việc ăn thôi. Mới đầu khá sướng vì thấy ngay kết quả mà không khó khăn. Nhưng càng về sau càng bị bó buộc, thui chột vì hình thành thói quen ngại nghĩ, ngại khổ, ngại thay đổi. Kìm hãm khá nhiều đấy.
Ví dụ C, có thể vài tháng đầu rất nản nhưng dần dần vẫn biết.
Lúc đầu có thể em sẽ chơi ASM còn khó bang mấy lần C. Nhưng em có ít nhất 4 năm nên không cần phải quá vội vàng.

Quyet viết 18:56 ngày 01/10/2018

Mình thấy ông anh mình biết cả cứng lẫn mềm, java cũng biết, embedded cũng ghê, lương giờ chắc 20tr, biết càng nhiều càng tốt mà

Bài liên quan
0