30/09/2018, 20:40

Nên sử dụng ngôn ngữ nào để xây dựng site

Phân vân quá anh em ơi, có hãng tã các ngôn ngữ khác nhau, như php, ruby, và mới nhất là nodejs. Mình muốn tự xây dựng cho mình 1 blog riêng. Cái mình quan tâm là:

  • Hiệu suất, nhanh nhất có thể
  • Ổn định và chịu tải
  • Dễ viết
    Anh em coder có thể tư vấn giúp mình nên chọn ngôn ngữ nào để gắn bó lâu dài không? Mình cảm ơn
Nguyễn Hải Đăng viết 22:52 ngày 30/09/2018

tự xây dựng cho mình 1 blog riêng

  • Nếu tự code, bạn quen thuộc nhất với ngôn ngữ nào thì dùng ngôn ngữ đó. Như vậy đã đáp ứng được yêu cầu số 3 của bạn. Yếu tố 1, 2 không liên quan nhiều đến ngôn ngữ (với web “blog cá nhân”).
  • Nếu không code, recommend dùng luôn Wordpress.
viết 22:43 ngày 30/09/2018

blog thì viết html css js đủ rồi. Ko cần database đâu. Kiếm cái static site generator nào để viết markdown rồi cho nó chuyển thành html/css/js, rồi quăng hết lên github hoặc trang nào đó là xong. Miễn phí. Nếu thích tạo tên miền riêng thì tốn tiền mua tên miền thôi, hiện ở namecheap có cho đăng ký tên miền 88 cent 1 năm hốt cái nào đó là được

https://pages.github.com/ <-- nhiều người sử dụng nhất
https://pages.gitlab.io/ <-- cái này cho xài https của Let’s Encrypt

khổ cái là ko có chức năm tìm kiếm thì phải? Phải tìm theo tag thôi Static site tức là truy cập trang web như kiểu xem 1 bức hình vậy, chả có server hay database gì hết nên chả có khái niệm chịu tải gì ở đây. Tải thì bên github hay gitlab lo. Cả trăm ngàn lượt truy cập 1 ngày cũng chả sao. Mà blog cá nhân thì làm gì lên tới con số truy cập đó.

Bui Ngoc Son viết 22:52 ngày 30/09/2018

Dựa theo yêu cầu của bạn thì theo mình bạn nên chọn PHP hoặc DOT.NET C# vì hai thằng này vẫn là 2 thằng chủ đạo trong việc lập trình website.

Nếu bạn chọn PHP thì đầu tiên bạn cần học để nắm vững căn bản về PHP cơ bản, tiếp sau đó tuy vào nhu cầu thực sự của bạn thì hãy chọn 1 trong 2 Option:

  1. Nếu bạn muốn tự mình làm từ A-Z để xây dựng một blog riêng thì hãy học thêm PHP chuyên sâu tuy nhiên việc này sẽ rất khó, mất rất nhiều thời gian, vì bạn phải tự mình làm tất cả tử đầu và yêu cầu bạn phải biết về phân tích hệ thống, thiết kế website, quản trị website, phát triển website,… tóm lại là rất nhiều, tuy nhiên nếu làm được thì bạn sẽ trở thành một lập trình viên thực sự giỏi và giàu kinh nghiệm.
  2. Option 2 la chọn học thêm một trong các mã nguồn mở PHP phổ biến, với nó bạn sẽ nhanh chóng tạo được trang blog của mình một cách nhanh chóng nhất, mà cũng có thể tự mình xây dựng và phát triển theo ý bạn, đây cũng là cánh nhanh nhất để bạn có thể hiểu được cách hoạt động và vận hành của một website, mình xin giới thiệu hai mã nguồn phù hợp với yêu cầu của bạn là Joomla và Wordpress, nhược điểm của option này là bạn phụ thuộc nhiều kiến trúc của mã nguồn mở khó và độ tùy biến website không thể nào đạt được 100%.

Nếu bạn chọn C# thì không cần nhiều chỉ cần tìm một khóa học lập trình website với C# là được, vì với Visual Studio nó đã hỗ trợ tối đa cho việc tạo một trang bằng giao trực quan kéo thả, có thể bạn không tin một chuyên viên lập trình C# có thể tạo xong một trang website bán hàng online đầy đủ các tính năng cơ bản chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, tuy C# đã hỗ trợ tối đa để phát triển website trực quan, tuy nhiên một số yêu cầu đặc thù thì đòi hỏi bạn phải nắm rõ về C# mới làm được trường hợp này rất hiếm xảy ra đối với các trang web thông thường.

Nói chung em nào cũng có ưu nhược điểm của nó, tùy theo mục đích kiếm việc, kiếm tiền của mình mà chọn thôi, còn nếu chọn theo yêu thích thì bạn có thể học thử qua các trang học trực tuyến để xem mình hợp hoặc thích ngôn ngữ nào hơn thì chọn thằng đó, vì nếu bạn thích đều đó tương đương với việc bạn học ngôn ngữ đó sẽ hiệu quả hơn.

Hi vọng giúp ít gì đó cho bạn.

Trần Duy Đạt viết 22:53 ngày 30/09/2018

Cảm ơn các bạn nhưng tính mình thì hay chán cái gì có nhiều quá, luôn thích cái mới. Có thể mình sẽ chọn nodéjs chạy ghost platform và tự code cho site blog của mình.

Phan Hoàng viết 22:42 ngày 30/09/2018

Ghost dùng tốt mà. Recommend Ghost hoặc Grav (Grav cũng dùng file text làm db nhưng vẫn cần host chạy PHP)

Bài liên quan
0