30/09/2018, 17:27

Nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin đang bị thiếu cho hiện tại và tương lai

Nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin đang bị thiếu, dù ra trường với số lượng đông.

dantri.com.vn

Phát triển nguồn nhân lực CNTT: Báo động đỏ!

(Dân trí) - Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT nhưng chỉ 10% trong số đó đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ cao. Các doanh nghiệp gọi đây là tình trạng báo động đỏ có thể khiến Việt Nam tụt hậu so với thế...

Mai Anh Dũng viết 19:37 ngày 30/09/2018

Ngành CNTT ở VN lúc nào cũng cần thêm người cả, nhu cầu phần mềm rất lớn. Nhưng đầu ra thì còn hạn chế. Đạt nghĩ vấn đề nằm ở người học và cách học như thế nào để có thể giải quyết được yêu cầu của nhà tuyển dụng nữa.

duong viết 19:36 ngày 30/09/2018

em cũng đang thắc mắc về vấn đề này liệu học như thế nào để có thể có đầu ra tốt. em thì học tốt trên trường và nắm chắc được những thứ căn bản liệu ra trường có xin được việc tốt k hay cần phải tự học nâng cao hơn nữa

Mai Anh Dũng viết 19:29 ngày 30/09/2018

em thì học tốt trên trường và nắm chắc được những thứ căn bản liệu ra trường có xin được việc tốt k

Anh nghĩ với kiến thức cơ bản chắc thì em có thể kiếm được việc. Nhưng trong ngành CNTT mà nói thì em phải giỏi nhất trong những người giỏi thì mới có thể có được việc tốt.

cần phải tự học nâng cao hơn nữa

Không hẳn là tự học nâng cao, mà anh nghĩ là khi đi học mình nên có các dự án của riêng mình. Khi tự triển khai một website, một phần mềm có nhiều người dùng thì em đã xây dựng cho mình được kiến thức tốt rồi.

duong viết 19:29 ngày 30/09/2018

giỏi nhất trong những người giỏi thì mới có thể có được việc tốt

Theo anh thì học như thế nào mới gọi là giỏi nhất trong những người giỏi. Theo em thì giỏi là do ở năng khiếu thông minh, tư duy tốt,sáng tạo,…mà đâu phải ai cũng có. Dẫu biết là cần cù bù thông minh nhưng nó cũng chỉ bù tới mức độ nào đó thôi (nhưng cũng có câu siêng năng + ngu dốt = phá hoại)

vũ xuân quân viết 19:33 ngày 30/09/2018

theo anh thì kiến thức về lập trình em phải vững, có kỹ năng mềm và giao tiếp được tiếng nước ngoài (tiếng anh, tiếng nhật.)
thế nào kiến thức lập trình vững: giống như đạt nói em nên làm dự án thực tế, khi gặp vấn đề thì biết cách tìm và giải quyết vấn đề đó.
Lúc đầu mình dở, làm dự án, tìm hiểu cách giải quyết từ từ sẽ giỏi. Muốn giỏi hơn trong những người giỏi thì phải rèn thêm ngoại ngữ.
kỹ năng mềm: làm việc theo nhóm, quản lý thời gian.

Mai Anh Dũng viết 19:39 ngày 30/09/2018

Theo anh thì học như thế nào mới gọi là giỏi nhất trong những người giỏi. Theo em thì giỏi là do ở năng khiếu thông minh, tư duy tốt,sáng tạo,…mà đâu phải ai cũng có

Dĩ nhiên không phải ai cũng là người giỏi nhất trong những người giỏi. Thành công cũng chỉ dành cho người cố gắng. Vì em hỏi muốn có công việc tốt, thì anh trả lời là công việc tốt dành cho người giỏi.

Giỏi ở đây có nhiều khía cạnh, nhiều kỹ năng như @masoivn đã trả lời ở trên.

duong viết 19:28 ngày 30/09/2018

vâng đó là những điều em muốn biết. cảm ơn 2 anh nhiều!

Chi Ngo viết 19:38 ngày 30/09/2018

trong những người giỏi. Thành công cũ

Mình thấy có 2 mặt ở vấn đề này:

  1. Người học: mình có mấy năm dạy đại học (chuyên ngành công nghệ thông tin nhé) thấy các bạn sinh viên mặc dù có học CNTT nhưng chẳng có chuyên tâm gì cả. Tin học cơ bản thì khoảng 80% qua (word, excel), đền lập trình cơ bản (c hoặc java) thì chỉ có khoảng 50%, rồi đến cấu trúc dữ liệu, thuật toán và lý thuyết đồ thì thì chỉ còn khoảng 10-15% là tạm được còn lại vật vã mãi cũng ra được trường. Có bạn đến khi đi thực tập rồi cũng không biết cài đặt mấy thuật toán sắp xếp cơ bản. Về phần đi thực tập thì rất ít sinh viên tự giác trừ khi nó là điều kiện bắt buộc để ra trường.
  2. Nhà tuyển dụng: ở VN chúng ta mình không thấy có sự chuyên sâu, chẳng hạn một bệnh viện cấp thành phố cũng nuôi 1 đội 8-10 người làm CNTT mà công việc của họ rất đơn giản là trông server và đi cài win, như vậy liệu có động lực để họ làm việc hay không? Theo mình, do tình trạng phá giá của các doanh nghiệp VN dẫn đến mức lương của nhân viên CNTT rất thấp chính vì lẽ đó người tài chẳng đi theo công CNTT mà người không tài thì lại nhảy vào lĩnh vực cần nhiều tư tuy như thế này.
    Nói chung là vấn đề vĩ mô mình cũng không hiểu nhiều nhưng có những diễn đàn diễn đàn như thế này là rất tốt cho anh em theo CNTT và định hướng cho HS phổ thông chọn các ngành CNTT.
vũ xuân quân viết 19:28 ngày 30/09/2018

đối với công ty không chuyên về công nghệ thông tin. Muốn áp dụng công nghệ thông tin vào công ty thì giám đốc cần có một giám đốc CIO. Người đó phải hiểu về công nghệ thông tin, dù tay ngang ở ví trí đó thì phải có kiến thức về công nghệ thông tin.
Theo mình thì khi nói về công nghệ thông tin ở việt nam, chủ yếu nói về lĩnh vực code và gia công phần mềm. Còn lĩnh vực thì không có nhiều.

Mai Anh Dũng viết 19:35 ngày 30/09/2018

Cảm ơn chia sẻ của @programmerit, vấn đề ở đây có lẽ là về nhận thức hay cách tiếp cận cái mới ở VN còn chậm so với thế giới.

các bạn sinh viên mặc dù có học CNTT nhưng chẳng có chuyên tâm gì cả

Đạt nghĩ do hầu hết các bạn vào học ngành này là vì thông tin báo chí khen ngợi ngành CNTT kiếm được nhiều tiền. Thành ra cha mẹ nào cũng bảo con cái đi học CNTT mà không quan tâm đến việc con mình có thích ngành CNTT hay không.


Về người học chủ động: Vì các nguồn thông tin trong nước không đầy đủ, người học chưa thấy được thực tế công việc sau này sẽ như thế nào. Cách kênh thông tin, ví dụ như forum diễn đàn, còn ít. Điều này làm cho người học không rõ mình sẽ và nên làm cái gì để có thể phát triển được ngành nghề.

Để giải quyết vấn đề này Đạt nghĩ người học cần phải

  • Cải thiện tiếng Anh để có thể đọc được các nguồn thông tin khác
  • Tích cực tham gia thảo luận trên các diễn đàn: Hoặc hỏi hoặc giúp đỡ người khác

Về Nhà tuyển dụng thì Đạt nghĩ theo hướng của @masoivn

Theo mình thì khi nói về công nghệ thông tin ở việt nam, chủ yếu nói về lĩnh vực code và gia công phần mềm.

Bài liên quan
0