30/09/2018, 19:48

Nhiều đêm Bin mất ngủ

Kể từ sau khi đọc xong bài viết này: https://toidicodedao.wordpress.com/2016/03/01/nhap-mon-design-pattern-phong-cach-kiem-hiep/
Em trằn trọc rất nhiều về câu nói: “Khi chưa học đạo, ta thấy núi là núi, sông là sông. Khi mới học đạo, ta thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Sau khi học đạo, ta
lại thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông.”. Tự thắc mắc tại sao khi học đến cảnh giới cuối cùng thì tất thảy như thế ban đầu

Cao Van Thanh Cgdt viết 21:57 ngày 30/09/2018

Mình cũng có chung thắc mắc
Mình nghĩ là khi đó kẻ thành đạo thấy sông cũng có thể thành núi, núi cũng có thể thành sông. Hiểu thấu vạn vật thay đổi vô biên, tường minh nhân quả, xoay chuyển được càng khôn. Dev hiểu rõ lúc nào cần code lúc nào không cần code, khi nào có bug khi nào không, xoay chuyển tình thế, chủ động trước deadline. nói chung là thấu hiểu rõ việc đã làm, đang làm và sẽ làm trên máy tính.

Nguyen Ca viết 22:00 ngày 30/09/2018

Khi chưa tu tưởng (tưởng tri) núi là núi sông là sông như mình nghĩ là mình đang thấy.
Khi tu học mới biết ra (thức tri) núi không phải là núi sông không phải là sông như hình tướng bên ngoài mà mình tưởng trước đây.
Khi giác ngộ rồi thì tuy vẫn thấy núi là núi sông là sông nhưng không còn thấy qua tưởng tri và thức tri như trước nữa, mà thấy thực tánh của núi của sông (tuệ tri) nên bấy giờ mới thực sự thấy núi là núi sông là sông vậy. http://tanhbietnhiemmau.blogspot.com/2013/12/thay-nhu-nao-moi-thuc-su-thay-nui-la.html
Đọc công án thiền còn nhiều cái hại não hơn nữa.
https://trandinhhoanh.wordpress.com/101-cau-truyện-thiền/

Thư Đoàn viết 21:57 ngày 30/09/2018

Bạn cứ vào đây mà xementer link description here

Nguyễn Anh Khoa viết 21:50 ngày 30/09/2018

Kho tàng tâm linh

Em không ấn được vao ạ

Nguyễn Anh Khoa viết 22:02 ngày 30/09/2018

Em nghĩ ở đây là hiểu được cái bản chất cuối cùng của nó và nhận ra lí do nó mặt trong đời như là một phần của cuộc sống

Bài liên quan
0