30/09/2018, 22:09

Như thế nào mới đc gọi là Mastered 1 ngôn ngữ?

Như tiêu đề. Em đang có dự định là mastering 1 ngôn ngữ (cụ thể là Java) trong 7-10 tuần
Cho em hỏi là em Cần gì? , nên làm gì? và như thế nào? ạ
Mong các cao nhân có kinh nghiệm giúp em ạ

Mr Thanh viết 00:15 ngày 01/10/2018

có dự định là mastering 1

theo trên mạng là 10000 giờ nhé
cần:học và học
nên:học và học
như thế nào:học và học

:v :v

Pham Van Hai viết 00:10 ngày 01/10/2018

Bạn tham khảo bài này:
http://norvig.com/21-days.html

Hiểu 1 ngôn ngữ cần cao lắm 3 tuần, nhưng việc sử dụng ngôn ngữ đó để tạo ứng dụng mới là cái khó…

*grab popcorn* viết 00:20 ngày 01/10/2018

Mình nghĩ khi Master một ngôn ngữ là khi thực sự hiểu nó làm cái gì và hoạt động ra sao cũng như điều khiển nó dễ dàng.
Có thể code theo ý của mình. Tức gần như khi code ko gặp nhiều khó khăn, nếu gặp bug ko liên quan tới logic thì có thể dễ dàng tìm và sửa. Đọc code người khác cũng dễ dàng hiểu được nó viết gì (trừ code quá xấu or được làm rối thì ko nói).

Muốn master một ngôn ngữ mình nghĩ vài tuần là không thể. Vì nó có rất nhiều cái để nói cũng như để học. Như C mình cũng đang rất muốn master nó. Lúc đầu thấy nhỏ gọn nghĩ sẽ nhanh thôi, nhưng càng xem code người khác, đọc article, xem các câu hỏi của các bạn học lập trình C khác thì mới ngộ ra là nhiều cái mình ko biết thật và nhiều khi chả nghĩ tới được.
Như: free 2 lần thì bị sao. Rồi nếu left shift 1 số với 1 số vượt quá số bit của nó thì như thế nào?
Anh ơi fflush bị lỗi ko chạy trên linux?
Hay khi đọc mấy dòng code được obfuscated (Ví dụ: Đây). Đọc ko hiểu nhưng khi coi giải thích thì… mind blow vì kỹ thuật quá hay!

Vậy nên muốn master một ngôn ngữ thì mình nghĩ phải đọc nhiều, code nhiều, giúp đỡ nhiều (dạy luôn nếu được).
Đọc nhiều sách sẽ giúp có thêm kiến thức mới. Một cách tuy nhiên không phải sách lúc nào cũng nói mọi thứ. Mà nếu đọc blog thì ko phải lúc nào cũng có bài hay, thấm thía để mà đọc được. Vậy nên ta phải code nữa, code để lòi cho ra bug, code để mà lòi cho ra mấy cái lạ. Để khi gặp mấy cái đó, còn có cái để mà Google, hỏi người khác rồi học hỏi thêm. Nếu được thì tham gia nhiều cuộc thi, một cơ hội tốt gặp nhiều anh tài để học hỏi code của nhau và xem trình độ mình tới đâu rồi. (Như web codefights với các challenges code ngắn rất đáng để tham gia học hỏi)
Mà code nhiều khi cũng chán, vậy nên hãy dạy người khác or đọc những câu hỏi của người khác. Vì khi làm như vậy, bạn sẽ nhận được các câu hỏi. Và ko nhiều thì ít, sẽ có nhiều câu nghe nó kiểu ôi sao mà nhảm nhí thế, có ai làm vậy đâu. Tuy nhiên, nhiều khi những câu hỏi đó lại giúp ta hiểu sâu hơn vấn đề và giúp ta tiến thêm một vài bước chẳng hạn

Xuân Hòa viết 00:20 ngày 01/10/2018

Một chia sẽ rất có giá trị, cám ơn bác.

Nguyen Ca viết 00:20 ngày 01/10/2018

Java thây có câu này hay nè, thử xem hiểu tới đâu, không chaỵ nhé, nhìn thôi:

//Salesman and Clerk are subclasses of Employee
Employee e = new Salesman();
Salesman s = (Salesman) e;
---
Employee e = new Salesman();
Salesman s = e;
---
Employee e1 = new Salesman();
Employee e2 = e1;
---
Employee e = new Salesman();
Clerk c = (Clerk) e;
---
Clerk c = new Salesman();
Salesman s = (Salesman) c;

"Ở đây có 5 trường hợp
Câu hỏi: cái nào sẽ báo lỗi trong lúc biên dịch (nó báo đỏ trong lúc gõ code), cái nào sẽ báo lỗi lúc runtime(lúc chạy chương trình) và cái nào là ok. À, và vì sao nữa

Câu hỏi ko phức tạp, tương đối dễ với coder sống lâu năm. Chỉ thấy câu hay hay nên chia sẻ với các bạn newbie khác.
Dĩ nhiên làm bài này thì ko đc giở mấy cái IDE ra test nhé, phải tự suy ngẫm"
câu hỏi của “Naru - Congdongjava” nha.

Bài liên quan
0