30/09/2018, 16:49

Phân vân giữa khoa học máy tính và công nghệ phần mềm?

Em đang phân vân giữa 2 chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ phần mềm. Mọi người, các anh chị có thể cho em biết 2 chuyên ngành ra trường làm những gì ? Học khoa học máy tính cần biết những gì, công nghệ phần mềm cần biết những gì ?? Em xin cám ơn !

Làm giàu, làm giàu, làm giàu..... viết 18:50 ngày 30/09/2018

Theo anh biết thì khoa học máy tính là nó bao luôn mấy ngành còn lại, vô đó chủ yếu nghiên cứu là nhiều. Còn công nghệ phần mềm chủ yếu học cách tạo nên 1 phần mềm đúng nghĩa. Công nghệ phần mềm cần phải biết lập trình là điều quan trọng nhất.

Nguyễn Minh Dũng viết 18:55 ngày 30/09/2018

Công Nghệ Phần Mềm là mình học cách thiết kế một phần mềm từ giai đoạn lấy yêu cầu, thiết kế, code và test. Nói chung là toàn bộ quy trình viết phần mềm.

X viết 19:03 ngày 30/09/2018

vô đó chủ yếu nghiên cứu là nhiều.

theo mình biết thì đúng là như thế này

Tom Nguyen viết 18:56 ngày 30/09/2018

Cái này thì trường nào chả ghi rõ nội dung học là gì. Bạn chỉ cần vào website của trường đó xem nội dung chương trình học là biết. Theo m nhớ ở trường CN và cđ BK thì chương trình là gần như nhau. Nếu bạn thích làm phần mềm thì nên chọn công nghệ phần mềm

Lập Trình Sư viết 19:05 ngày 30/09/2018

Có nhiều tên lắm

  • Software Engineering (Công nghệ phần mềm)
  • Computer Science (Khoa học máy tính)
  • Information Technology (Công nghệ thông tin)

Ở VN hình như 3 khoa này, học có vẻ có vẻ na ná nhau

Itachi Citus viết 19:01 ngày 30/09/2018

Công Nghệ Phần Mềm là mình học cách thiết kế một phần mềm từ giai đoạn lấy yêu cầu, thiết kế, code và test. Nói chung là toàn bộ quy trình viết phần mềm.

CNPM thì như anh Đạt nói, còn Khoa học máy tính ở Việt Nam học rất rộng, có các hướng đi chính như sau:

  • Theoretical computer science: Giải thuật, xây dựng, đánh giá giải thuật; trình biên dịch, lý thuyết tính toán.
  • Artificial intelligence: Trí tuệ nhân tạo, máy học, tính toán mềm, logic v.v…
  • Computer vision: Xứ lý ảnh số, video số, thị giác máy tính, đồ họa máy tính…
  • Knowledge Engineer: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mã hóa, mật mã, an ninh máy tính…
  • Data science: Khai thác dữ liệu, big data, tính toán hiệu năng cao…
    Ngoài ra còn có robot, sinh học, tính toán giả lập v.v… Nhưng không có dạy ở Việt Nam :v.

Theo trải nghiệm của mình thì học Khoa học máy tính thú vị hơn, học CNPM hơi… chán (thật, nhất là mấy môn thiên về viết tài liệu kỹ thuật). Nhưng ra ngoài làm thì chỉ có CNPM thôi, KHMT chỉ tuyển người rất giỏi.

Tom Nguyen viết 18:51 ngày 30/09/2018

Bạn có thể tham khảo nội dung đào tạo ở đây (download file .doc về máy)
http://www.ptit.edu.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_hQLz9LT68AYwP_MENzA08fMxNzp4BgQ2cLc_1wkA5cKjyCTY0g8gY4gKOBvp9Hfm6qfkF2dpqjo6IiAJ08hkw!/dl3/d3/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/

  • CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
  • CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
  • CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
  • CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH

viết 18:50 ngày 30/09/2018

Trường tớ ngày trước phân ra có 2 loại: phần mềm và mạng :D.

Minh Hoàng viết 18:50 ngày 30/09/2018

Data science: Khai thác dữ liệu, big data, tính toán hiệu năng cao.

Tính toán hiệu năng cao là làm gì vậy anh, có phải thường dùng c/c++?

Phan Hoàng viết 18:56 ngày 30/09/2018

Bên PTIT dạy khoa học máy tính có vẻ kỳ nhỉ (thấy gồm cả lập trình web và quản lý dự án phần mềm).
Khoa học máy tính là một chuyên ngành riêng, không có bao hàm các chuyên nghành # (thấy bên BK chia vậy).

Hình như bây giờ còn có thêm một số ngành:

  • Kỹ sư CNTT về đa phương tiện.
  • Kỹ sư CNTT về an toàn thông tin.
  • Kỹ sư CNTT về hệ thống
Bài liên quan
0