30/09/2018, 17:14

Ra mắt Google Polymer 1.0

Kể từ một năm sau khi công bố về Polymer, năm nay, Google giới thiệu phiên bản Polymer 1.0 chính thức với những tính năng vượt trội để sử dụng phát triển các ứng dụng web một cách tiện lợi.

Polymer là một thư viện mã nguồn mở do Google phát triển để hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng web với các web components có thể tái sử dụng và tích hợp trên nhiều trình duyệt công nghệ mới. Polymer cung cấp cơ bản khác nhiều các thư viện với các component thường sử dụng như là: thanh công cụ (toolbar), menu, bản đồ …

Bản Polymer 1.0 phát hành lần này đánh dấu một tầm nhìn mới về hiệu năng và tốc độ cùng với cách sử dụng thư viện rất đơn giản để các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng web cho máy tính và thiết bị thông minh một cách nhanh chóng và tuyệt vời hơn.

Xem tiếp tại: http://laptrinh.io/browse/articles/ra-mat-google-polymer-10

Mai Anh Dũng viết 19:26 ngày 30/09/2018

Vẫn chưa hiểu cái này để làm gì, anh @laptrinhio cho xin một ví dụ đi

Lập Trình Sư viết 19:28 ngày 30/09/2018

Nó là web component, cũng giống như khi lập trình cho ứng dụng PC, em có các control kéo thả như Menu, Button, Label…thì cái này là thư viện UI dành cho Web. Nền tảng web không có những cái này, các lập trình viên phải tự phát triển hoặc sử dụng các thư viện UI được tạo sẵn như Bootstraps, Foundation, Gumby, Semantic UI …

Tâm Ninja viết 19:24 ngày 30/09/2018

Theo như em được biết thì Polymer là một framework cho phép mình viết lại các componenttrên web để sự dụng dễ dàng hơn. Nó cho phép mình đóng gói các component này để tái sử dụng.
Nói nôm na là mình định nghĩa giao diện và định nghĩa một loạt các action với nó qua javascript vào một chỗ. Sau này vần dùng thì chỉ cần tham chiếu đến nó như một thẻ trên web là xong.
=> Nói nôm na cho dễ hiểu chứ như trên không hoàn toàn chính xác.

Tâm Ninja viết 19:22 ngày 30/09/2018

Nó khác thằng Bootstraps (Em mới chỉ dùng thằng này) ở chỗ là nó đóng gói từng phần tử lại. Nên thay vì mình cài cả thư viện bootstraps thì mình chỉ lấy những cái mình cần thôi. (tiết kiệm hơn).

  • Nó viết tách từng phần tử ra nên mình hỏng widget nào thì sửa cái đó nó dễ bảo trì hơn.
  • Lập trình viên chỉ cần quan tâm tới các thẻ, không cần quan tâm tới các thuộc tính nhiều nữa.
Tâm Ninja viết 19:29 ngày 30/09/2018

chắc là về front-end

Chuẩn rùi. Thằng này không thấy ứng dụng back-end được nhìu.

Bài liên quan
0