Swift - Bài 1 - Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Swift và XCode
Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Swift:
Swift là ngôn ngữ được Apple ra mắt vào năm 2014 và được cải tiến hằng năm. Phiên bản hiện tại của Swift là 4.3. Tính chất thân thiện và dễ học của Swift giúp thu hút nhiều nhà lập trình viên chuyển sang lập trình cho hệ điều hành iOS, cũng như giúp các lập trình viên iOS cũ thoải mái hơn so với khi lập trình bằng ngôn ngữ Objective-C.
Bài đầu tiên là bài giới thiệu cách cài đặt XCode và sử dụng Playground để chạy chương trình Hello World viết bằng Swift đầu tiên.
Đầu tiên, để lập trình được Swift, bạn phải cài đặt hệ điều hành Ubuntu hoặc hệ điều hành MacOS. Mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt trên hệ điều hành MacOS. Vì MacOS thuộc sở hữu Apple nên Swift hoạt động rất tốt trên MacOS.
Để cài được MacOS, các bạn có thể sử dụng máy ảo thông qua Virtual Box, hay cài trực tiếp Hackintosh, hoặc bạn có một máy Macbook. Lời khuyên của mình, nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Swift hay lập trình viên iOS, mà xem đó là nghề của bạn, thì bạn nên mua một chiếc máy tính Macbook.
Khi đã có MacOS, bước đầu tiên, các bạn vào App Store, góc trên bên phải có thanh search, gõ vào dòng chữ “XCode”, sau đó nhấn Enter. Bạn sẽ thấy được XCode ở phía góc trên bên trái như hình sau:
Nhấn vào biểu tượng XCode (hình cây búa trên tấm bảng xanh), bạn sẽ được dẫn tới trang sau:
Như trong hình trên, dưới biểu tượng của XCode có 1 button Download (trên hình của mình là Open, vì mình đã install XCode vào máy). Các bạn bấm vào nút Download để App Store cài đặt XCode vào máy của bạn.
Trên thanh Dock, nhấn vào Launchpad, tìm với từ khoá XCode, click vào để khởi động XCode.
Màn hình khởi động của XCode, phần xám xám bên phải mình che nhé, vì lộ thông tin công việc mất
Lúc này có 3 sự lựa chọn để bạn bắt đầu với XCode
- Get started with a playground: giao diện tương tác - interactive user interface, nó gần giống RELP của Python hay JShell bên Java.
- Create a new XCode project: tạo 1 project mới, nếu bạn phát triển iOS, macOS, tvOS thì đây sẽ là mục lựa chọn bạn thường sử dụng nhất.
- Clone an existing project: clone từ 1 project repository có sẵn, nhưng thực tế sẽ không sử dụng nhiều, nên có thể bỏ qua.
Chọn tiếp Get started with a playground để kích hoạt Playground, chọn iOS -> Blank -> Next
Bước tiếp theo, có thể bỏ qua, chọn menu XCode -> Preferences…, chọn tab Text Editing, và check vào Line Number, tuỳ chọn này giúp hiển thị số dòng bên trái trong cửa số Editor.
Cuối cùng là màn hình Playground, với một số đoạn code được cung cấp sẵn
Hi vọng bạn yêu thích ngôn ngữ Swift sau khi đọc bài của mình