30/09/2018, 19:53

Tại sao học IT ra lại đi làm giảng viên?

Em có 1 chút thắc mắc là tsao 1 số người sau khi học IT ra lại chọn con đường đi làm giảng viên ĐH (Lương GV có chưa đầy 10 triệu) trong khi ra ngoài làm thu nhập sẽ cao và có nhiều cơ hội hơn?

Nguyễn Văn Khoa viết 21:56 ngày 30/09/2018

Nếu họ đi hết làm thì sẽ có người hỏi tại sao học IT lại không đi dạy :D. Đùa thôi, mình thấy nhiều giáo viên vừa dạy vừa đi làm bên ngoài. Còn tại sao thì có thể do sở thích, nói chung nhiều yếu tố

Pete Houston viết 21:57 ngày 30/09/2018

Em có 1 chút thắc mắc là tsao 1 số người sau khi học IT ra lại chọn con đường đi làm giảng viên ĐH (Lương GV có chưa đầy 10 triệu) trong khi ra ngoài làm thu nhập sẽ cao và có nhiều cơ hội hơn?

Có nhiều yếu tố và nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, có thể là như sau:

  • Tốt nghiệp nhưng ko tìm được việc, vậy học thêm lên cao học và giảng dạy ở trường.
  • Tốt nghiệp, không hoà nhập được môi trường phát triển phần mềm.
  • Cảm nhận dạy ở trường sẽ ổn định hơn.
  • Thích giảng dạy, thích truyền đạt kinh nghiệm học cho thế hệ sau.
  • Kết hợp vừa dạy, vừa làm, vừa nghiên cứu.
  • Người yêu hay vợ cũng ở trong trường, không nỡ hay không được lìa xa.
  • Có tiền sẵn rồi, đi dạy mang tính chất ổn định cho có nghề nghiệp.
  • Coi đi dạy là phụ, đầu tư mở công ty ở ngoài.

Ôi, nhiều lắm :))

Mà đồng tiền không phải thứ quyết định chính lên nghề nghiệp (thường là thế), có người ham nhiều, người thích vừa đủ, có người có tiền sẵn rồi đi làm mang tính giải trí (tạo quan hệ, giao lưu…)…

Anh Nguyễn viết 21:54 ngày 30/09/2018

mình thấy giáo viên đại học ko phải đi dạy nhiều, 1 số đi làm công ty nữa. 1 số thì nghiên cứu

PhởCode viết 21:55 ngày 30/09/2018

có câu nói như này: “Ai không biết hát thì đi làm thầy dạy hát” :)))

Nguyen Ca viết 21:54 ngày 30/09/2018

Có 2 kiểu giảng viên:

  • Được giữ lại: những người này thì có năng lực sẳn rồi, nên ở lại vừa ổn định, vừa được trường cho ưu đãi cơ hội đi du học, cũng có áp lực, sau ba năm mà không lên được thạc sĩ thì trường sẽ không giữ lại làm giảng viên nữa. mà thấy nhưng thầy cô này ai cũng tận tình, và cuộc sống của họ cũng đảm bảo, được mời dạy nhiều nơi.
  • Học xong, rồi muốn học cao học liền (với một số ly do ở trên) sau đi xin đi dạy: Cái này thì vàng thau lẫn lộn, khó phân biệt được,
Hung viết 21:54 ngày 30/09/2018

Mình thấy có 3 nhóm:

  • Nhóm 1, học tốt nên trường giữ lại.
  • Nhóm 2, học xong học lên thạc sỹ rồi đi dạy.
  • Nhóm 3, học xong, đi làm, sau quay lại học lên thạc sỹ rồi đi dạy.
    Nhóm 1 và 2 đều không có kinh nghiệm làm việc thực tế, nếu có cũng không nhiều, phong cách thường giảng dạy theo kiểu hàn lâm, khó hiểu. Số giảng viên khó tính về việc chấm điểm rơi vào 2 nhóm này.
    Nhóm có kinh nghiệm thực tế thì giảng dạy nhiệt tình nhưng thường không quá xem trọng điểm số, bởi họ biết sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ như thế nào.
    Không chỉ riêng IT, mà các ngành khác cũng có người học xong chỉ làm giảng viên.
    Nghề chọn người chứ người không chọn nghề, nếu cảm thấy phù hợp với việc giảng dạy, nghiên cứu thì khi được làm giảng viên sẽ thấy thích làm. Làm giảng viên có cơ hội đào sâu nghiên cứu và học lên tiến sĩ, học thêm thạc sĩ ngành khác…có cơ hội học nhiều hơn nữa. Thích học và nghiên cứu thì quá phù hợp với nghề giảng dạy rồi
Đình Khoa viết 21:58 ngày 30/09/2018

Mỗi người có cách nghĩ, cách làm, cách định hướng nghề nghiệp khác nhau. Vậy mới tạo nên một xã hội muôn màu muôn vẻ, ai cũng đi code hết thì ai dạy để cho ra lớp kế cận…

Bài liên quan
0