30/09/2018, 17:00
Thảo luận về sách lập trình bằng tiếng Anh và tiếng Việt
Như tiêu đề đã nêu trên. Các bạn có ý kiến như thế nào về sách lập trình bằng tiếng Anh và tiếng Việt?
Theo ý kiến riêng của mình thì sách lập trình bằng tiếng Việt khá là loằng ngoằng và khó hiểu.
Bài liên quan
sách lập trình tiếng anh viết dễ hiểu, nhiều ví dụ, giải thích chi tiết
sách tiếng anh là sách viết cho người ngu, còn sách tiếng việt là sách viết cho người thông minh. nói không quá chứ mình cảm thấy vậy(mặc dù toàn đọc sách việt).
Hic, Duy nói cay đắng quá. Thực ra cũng có vài sách tiếng Việt viết cho người ngu. Nhưng phần lớn là cho giáo sư đọc thôi.
Đạt chọn sách dễ hiểu mà đọc, chịu tiếng ngu cũng được.
Thực ra cũng tùy sách, có phải quyển sách nào bằng tiếng anh cũng hay cũng dễ hiểu đâu
Nhưng mà nhìn chung em thấy là sách nước ngoài người ta viết khá chi tiết , có phần thú vị nữa (so với sách việt nam)
thì em ví như thế thôi cũng không hoàn toàn vậy, chọn sách tiếng việt để đọc bây giờ đối với em cũng khó.
Viết sách dễ hiểu yêu cầu người viết phải hiểu thật rõ vấn đề và cũng hiểu người đọc đang khúc mắc chỗ nào. Viết kà một kỹ năng khó, thử làm một blogger hoặc tut writer trước xem nào.
Sau này, nếu có duyên thì đi viết sách luôn
Công nhận
Có người dành thời gian công sức để viết ra cho mình đọc đã là rất quý rồi (còn chất lượng thì còn phụ thuộc vào tâm huyết và kiến thức của người viết). Đặc biệt là Việt Nam thì sự cạnh tranh về sách công nghệ, em thấy là chưa nhiều so với nước ngoài(toàn sách ba lăng nhăng thì lắm, nếu không thì cuốn Code Complete được dịch từ lâu rồi).
Em nghĩ là việc này với văn hóa đọc của dân ccnt Việt Nam nói chung là có liên quan đến nhau, không có người đọc thì ai thèm viết
Văn hóa đọc cũng phải nói hai mặt của nó. Trước hết là người đọc chưa nhiều, chưa đủ kiên nhẫn để đọc hết một blog post chứ đừng nói một quyển sách. Tiếp theo là về người Viết, ít người đọc thì cũng ít người viết.
Làm người đọc có tâm, chịu đọc và review sách, trước thì sẽ có người viết.
Đạt đang là người đọc và là người nói chứ không phải người Viết.
Rồi thị trường sách Việt Nam sẽ phải thay đổi không nếu không thì sẽ mất lượng lớn độc giả sau này. Khi mà văn hóa đọc của mọi người được nâng cao kết hợp với kĩ năng tiếng anh ngày càng phổ biến thì sách tiếng Việt chắc chỉ còn là mấy cuốn chuyện thiếu nhi (hơi hư cấu chút )
Anh chắc viết sách dạy tiếng anh cẩn thận lại hot giống topic tiếng anh cho hssv á
Tiếng Anh cũng có cái hay, Tiếng Việt cũng có cái hay. Mới học thì tiếng Việt, quen rồi thì tiếng Anh tốt hơn
Một phần mình nghỉ ebook Việt không phát triển được vì mình chưa tôn trọng bản quyền tác giả cho lắm. Thử hỏi bỏ bao công sức để viết một quyền mà 1 người mua, triệu người share miễn phí bất hợp pháp thì hỏi xem tác giả làm sao có động lực viết sách.
Cũng đúng, nhưng ai mà chẳng thích vừa ngon vừa bổ mà lại miễn phí ( bất kể là Việt Nam hay nước ngoài), vậy thì tại sao sách việt nam không được như sách nước ngoài?
cùng một cuốn nếu dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nhiều khi cũng mất đi cái ngữ nghĩa của nó. Như ở cty mình, có cuốn UML đọc lướt qua thấy không muốn đọc nữa. Lý do chính của việc này là người dịch chưa chắc là người am hiểu kỹ thuật nên dịch chưa sát nghĩa.
Để đạt được cái tầm dịch hay, chuẩn, chắc phải đợi VN mình đầu tư nhiều vào mảng sách giáo dục, khoa học. Còn hiện tại, những cuốn hay, có update thường xuyên chắc chỉ nên đọc tiếng Anh.
Câu hỏi này không phù hợp với topic này lắm, sao bạn không tạo topic khác để hỏi.
Cũng không hẳn đâu, do tiếng Anh chỉ là ngoại ngữ chứ không phải là ngôn ngữ thứ hai, trừ phi có sở thích đọc sách ngoại ngữ, để học hỏi, hay do yêu cầu bắt buộc chứ bình thường thì người Việt vẫn thích đọc sách tiếng Việt hơn, nên sách tiếng Việt vẫn có thị hiếu rất lớn.
Trừ phi Việt Nam thực hiện chính sách như Singapore hay Ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cùng lúc với các ngôn ngữ bản địa.
Mình không có thói quen đọc sách nhưng khi lên đại học, khi bị “ép buộc” đọc tài liệu tiếng Anh thì mình tự nhiên lại thấy thích đọc sách tiếng Anh. Mình có vài ý kiến như sau:
Rất nhiều sách tiếng Việt viết như từ điển cho người đã học rồi tra cứu. Sách tiếng Anh viết theo phong cách dẫn dắt, văn nhiều hơn ký hiệu, đọc dễ hiểu và thú vị hơn sách tiếng Việt rất nhiều. Kết quả là cùng một chủ đề, sách tiếng Anh thường dày hơn sách tiếng Việt khá nhiều, có thể làm tài liệu tự học.
Ví dụ cụ thể về đạo hàm, sách giáo khoa Việt Nam mở ra ngay trang đầu của bài học là khái niệm đạo hàm (nhìn vô là chóng mặt), còn cuốn Calculus của tác giả Steward dùng hẳn 1 bài về tiếp tuyến để “mở đường” cho bài đạo hàm, trong bài đạo hàm lại dùng 6-7 trang để dẫn người đọc đến với đạo hàm (trong đó có rất nhiều đoạn văn). Tương tự là các sách về lập trình, mở ra là 1 list kiểu dữ liệu, miền giá trị, các toán tử,… những cái đáng lẽ nên nằm ở phụ lục.
Đọc sách tiếng Anh vừa dễ hiểu, vừa cải thiện khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Ngoài sách về CNTT, các cuốn sách về các ngành khoa học khác cũng rất hay, phải nói là ăn đứt sách tiếng Việt về độ dễ hiểu cũng như khối lượng, độ chính xác của kiến thức.
Em thấy sách tiếng Anh dễ hiểu, dịch ra tiếng Việt đôi khi lại không hiểu gì luôn. Sách tiếng Anh rõ ràng, chi tiết, em chọn sách tiếng Anh mặc dù toàn đọc sách tiếng Việt tại vì ngại dịch tiếng Anh, quá lâu lắc. Cơ mà có cuốn Lập trình C tiếng Việt bác nào đăng được dịch từ tiếng Pháp em thấy hay
Mình đồng ý với bạn và mình nghĩ rằng sách Tiếng Việt mà do những người không có “khả năng” dịch ra sẽ rất nguy hiểm!
Anh có biết sách nào hay chỉ em với. Em ms học cái này.
Thấy mn đều bảo là sách tiếng Anh viết dễ hiểu hơn cơ mà trình độ kém, thôi đọc sách tiếng Việt.