01/10/2018, 16:54

Thư giãn một chút

Rất nhiều người đã làm sai trong phép cộng “dễ hơn ăn kẹo” này:
Bạn cho mình thông minh và tinh mắt? Bạn nghĩ mình “thông minh hơn học sinh lớp 1” - hãy thử ngay bài toán sau nhé!

Kết quả bên dưới:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

.
.
.
.

bất ngờ chưa? Rất nhiều người cố gắng tìm ra một con số cho bài toán trên nhưng kết quả đâu nhất thiết là 1 con số.
Đến đây, chắc nhiều người đang lẩm bẩm chửi tôi. Chẳng sao, mọi người đang nghĩ tôi dở hơi, đưa ra bài toán vớ vẩn rồi giải một cách vô nguyên tắc, Tôi chấp nhận, bởi vì tôi biết, mọi người chịu ảnh hưởng từ những khuôn mẫu có sẵn, ngay từ nền giáo dục.
Môn họa, 20 năm rồi, ngôi nhà vẫn là một hình thang bên trên hình chữ nhật:
Môn văn: “hãy nêu cảm nghĩ của em” nhưng chấm điểm theo cảm nghĩ của cô
Với tư tưởng thầy cô không bao giờ sai, khuôn mẫu luôn luôn đúng, “làm theo mẫu thì không thể sai”, chắc chắn một người nào đó tên Joe, Joe1, Joe2… sẽ nhìn chúng ta theo cách in-abyss.
Có ai băn khoăn về vấn đề đó k?
Thành thật đi, đã bao giờ giảng viên tạo ra bug để dạy mọi người cách debug chưa? Hay bài giảng của các thầy luôn luôn hoàn hảo?

Vuio viết 19:09 ngày 01/10/2018

16 giờ đã trôi qua và không ai reply topic này của bạn. Tại sao lại thế ?

Môn họa, 20 năm rồi, ngôi nhà vẫn là một hình thang bên trên hình chữ nhật:
Môn văn: “hãy nêu cảm nghĩ của em” nhưng chấm điểm theo cảm nghĩ của cô

Có gì sai không ? Môn họa mình nhớ sách có dạy vẽ phối cảnh, vẽ màu đậm nhạt đàng hoàng. Một số em còn vẽ rất đẹp nữa. Nếu nói như cách của bạn thì chỉ có các em tiểu học mới vẽ như thế.
Môn Văn, cô chấm điểm là chấm cách suy nghĩ của HS. Học sinh viết tốt, có cái nhìn sâu sắc về sự việc tất nhiên sẽ được điểm cao. Còn những HS suy nghĩ lệch lạc, sai thì điểm thấp.
Bản chất môn Văn là dạy cho người học cách nhìn nhận sự việc thấu đáo, đúng và toàn diện.

khuôn mẫu luôn luôn đúng, “làm theo mẫu thì không thể sai”

Hay bài giảng của các thầy luôn luôn hoàn hảo?

Ai cũng từng nghe và biết đến câu “không gì là hoàn hảo”. Kẻ ngu ngốc sao chép y nguyên, người thông minh phát hiện cái sai và khắc phục.
Tuy ít giảng viên tạo ra bug để hướng dẫn debug, nhưng công việc chính của ông ta là dạy học chứ không phải viết code, sinh viên sau này code là chính nên tự tìm cách debug là cần thiết chứ không nên dựa dẫm vào giảng viên.

Còn bài toán ra kết quả chùm nho ấy, đồng ý là nên có suy nghĩ out of box nhưng cũng phải có những quy tắc ràng buộc chứ không tùy tiện ra kết quả như vậy được.


Đến class còn có kế thừa và override, overload, tại sao con người lại không thể ?

Trần Hoàn viết 19:03 ngày 01/10/2018

Môn hoạ, 20 năm hay trăm năm, người ta vẫn sẽ dạy trẻ em vẽ ngôi nhà mái đỏ, vì đó là những gì cơ bản, đặt nền móng cho trẻ về sau. Không lẽ bạn muốn chúng nó học tài tử?

Bạn thi văn, mọi câu hỏi đều có barem điểm, mỗi ý đều ứng với một số điểm nhất định. Barem đó được một hội đồng ra đề cùng nghiên cứu bàn bạc đảm bảo khách quan trong sạch. Còn giáo viên nào “chấm điểm theo cảm nghĩ của cô” là giáo viên tồi. Môn văn là để dạy con người ta làm người, dạy cách cảm nhận nghệ thuật theo hướng tích cực, nếu trong bài làm học sinh thể hiện cách nhìn không đúng hướng với yêu cầu, thì cần phải uốn nắn, chấm điểm theo những gì cần phải chấm, và tuỳ khả năng lĩnh hội xem cần phải chấm những gì mà ta có giáo viên giỏi và kém. Chúng ta phải hiểu “nêu cảm nghĩ của em” có nghĩa là “em hiểu những gì về vấn đề này, nếu em có suy nghĩ lệch lạc chúng tôi sẽ điều chỉnh cho em” (bằng điểm)

Chả nhẽ khi được phỏng vấn “cảm nghĩ của bạn về vấn đề abc” nào đó, bạn lại “Ui giời, vấn đề xàm xí vớ vấn, đứa trẻ cũng làm được, cần gì phải họp quốc tế bla bla bla”.

Chứ mình nhìn qua đề bài là biết lại chuẩn bị xàm cái gì đó rồi. 2 phương trình tìm 3 biến sẽ không tìm được, chắc chắn lại chuẩn bị xàm gì đó cho mà xem.

Bài liên quan
0