30/09/2018, 16:41

Thư viện không dành cho bạn?

Trước đây Đạt thường nghĩ rằng thư viện không dành cho mình. Thư viện chỉ dành cho người già và con nít. Chứ không dành cho người lớn, hay nói cách khác là sinh viên, người đi làm.

Lý do là bởi vì góc nhìn phiến diện, vội vàng mà đã tạo nên suy nghĩ này. Từ trước giờ Đạt cũng vào vài thư viện như

  • Tỉnh Phú Yên - Ít sách mà lại có nhiều tài liều lịch sử, địa lý, chính trị quá
  • Trường cấp hai - Hay nhất, bởi vì có nhiều truyện phưu lưu toàn do học sinh góp lại
  • Đại học quốc gia TPHCM - Nhiều sách dành cho sinh viên
  • Đại học Quốc Tế - Nhiều sách tiếng Anh hay
  • Đại Học KHTN Nguyễn Văn Cừ - Ít sách mới, nhiều sách học lập trình
  • Thư viện TP HCM - Chán vì có ít thời gian tìm hiểu
  • Thư viện quốc gia Singapore - Rất nhiều sách

Lý do mà Đạt nghĩ Thư viện không phù hợp với mình là vì Đạt nghĩ lập trình viên chỉ nên đọc sách lập trình. Trong thư viện thì lại ít sách lập trình mà các loại truyện và sách cho người già thì nhiều hơn. Suy nghĩ này là sai.

Thêm một lý do nữa là thiếu sự hướng dẫn, giới thiệu sách từ người đi trước. Thời còn đi học phổ thông, Đạt cũng làm thẻ thư viện ở Tỉnh Phú Yên, cũng vào đọc nhưng không biết đọc sách gì. Có lúc thì lên kiếm một quyển sách Toán nâng cao rồi đọc, có khi tìm một quyển truyện rồi đọc. Lúc đó Đạt bị áp đặt tư tưởng đọc truyện là không tốt nên cũng không dám đọc nhiều. Chỉ dám đọc các loại sách bài tập và báo chí. Khi vào Đại Học thì Đạt cũng hay lên thư viện trường, lần này thì thư viện toàn sách học. Cũng tốt thôi, nhưng học hoài thì cũng chán. Dẫn đến Đạt nghĩ Thư viện là một nơi chán, và chỉ dành cho người muốn học bài. Nhưng bây giờ thì Đạt nghĩ đọc là để giải trí nữa.

Nhưng từ khi đi làm và dành nhiều thời gian để đọc sách Đạt mới thấy

  • Sao mình không vào thư viện để xem cho rẻ hơn?
  • Lập trình viên đâu nhất thiết chỉ phải đọc sách lập trình?

Vì vậy Đạt chăm vào thư viện hơn, dành nhiều thời gian tìm kiếm sách và phát hiện ra có nhiều loại sách hay mà mình vẫn có thể đọc được. Không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm sách lập trình hay sách toán, mình có thể đọc truyện, tự truyện, các tác phẩm văn học để đỡ ngán hơn. Mục tiêu của việc đọc là luyện thói quen đọc và hưởng thụ kiến thức chứ đâu phải ép mình đọc nhiều cho người ta “sợ” đâu đúng không

Về VN được mấy hôm thì Đạt dành được 2 hôm đi Thư viện Tỉnh Phú Yên và đọc được 2 quyển “Nhật Ký Trong Tù” và “Không Rào Cản”.

Quyển “Nhật ký trong tù” thì nói chung không có ấn tượng gì nhiều vì Đạt không có tâm hồn thơ văn cho lắm. Nhưng quyển “Không Rào Cản” thì hay. Quyển này là tự truyện của tác giả bị khuyết tật bẩm sinh kể về cuộc đời mình. Đạt có viết vài dòng review ở đây.

Đạt cũng dẫn theo em trai mình lên thư viện để đọc sách chung cho vui, Đạt nghĩ giai đoạn này thanh niên mình nên đọc thêm nhiều sách hơn là vùi đầu vào Facebook. Ít nhiều thì sách cũng có ý nghĩa hơn là Facebook. Hi vọng mọi người có thêm hứng thú đi vào thư viện và cùng đọc nhé.

Minh Hoàng viết 18:50 ngày 30/09/2018

Đại học quốc gia TPHCM

sách ở đây cập nhất thường xuyên luôn nhé có cả wifi, nước lạnh, chỗ cắm sạc, nhà vệ sinh chắc 5 sao trực ở đây suốt, chán thì lôi đại 1 cuốn đọc 2-3 trang
thư viện trường thì thấy ít ai vào lắm

Lê Thanh Tuấn viết 18:43 ngày 30/09/2018

Trước ở quê chả có điều kiện, vớ được cuốn nào đọc cuốn nấy. Lên đại học, trường có thư viện rõ to, mà chả mấy khi vào. Bù lại cái ngày nào cũng lê là nhà sách (thời đó còn nghèo, không máy tính, không smartphone), đọc chăm chú say mê.

Giờ đi làm thành ra lười, lâu lâu đọc được cuốn. Đang đề ra mục tiêu ‘Mỗi tuần một cuốn sách’. Có bạn nào cùng chung sở thích thì bơi vào nhé.

Đọc sách cũng như một dạng mưa dầm thấm đất, ngày hôm nay ta đọc thấy chán, không áp dụng được gì, nhưng đến một lúc nào đó, khi đã ngấm vào rồi thì rất là hữu ích. Chính ta không biết nó ngấm từ bao giờ.

Làm giàu, làm giàu, làm giàu..... viết 18:46 ngày 30/09/2018

Sách rất bổ ích, nhưng đọc để hiểu được thì rất khó, nhất là mấy cuốn kiểu như khơi dậy con người bên trong bạn 1 cuốn vài trăm trang mà đọc 10 trang đầu không hiểu gì hết.

Trang Đinh viết 18:53 ngày 30/09/2018

Hi anh Đạt,
Em cũng rất thích đọc sách và thuộc dạng nghiện học, nghiện đọc.
Mặc dù là dân học Kinh tế ( Khoa QLCN của BK) nhưng em cũng ấp ủ giấc mơ học lập trình ( cụ thể là lập trình Web ^^ ) . Nền móng bắt đầu từ website này càng làm em yêu thích lập trình hơn.
Em có ước mơ nhỏ nhoi là VN mình, nhất là TPHCM sẽ có 1 thư viện hoành tráng như nước ngoài, bao gồm các thể loại sách dạy làm người, nhân văn, kinh tế, công nghệ. Kaka được thế thì em xin nguyện ở mãi trong đấy, tối về nhà ngủ thôi

Võ Hoài Nam viết 18:53 ngày 30/09/2018

ngày xưa thằng bạn nói sách cụ Nguyễn Hiến Lê hay… cũng tìm mua đọc… nhờ tìm sách của cụ mà làm quen được sách của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần và cụ Vương Hồng Sển… khi quen với sách của cụ Sển lại chuyển sang thú đi tìm sách cũ để đọc… ấy vậy mà cơ duyên tìm được một cuốn bản in kì nhứt của cụ Hoàng Đạo (sách sau 1975 không được phép tái bản)…

đọc sách và tham khảo cách bảo quản sách thì thấy người Việt mình chưa có bảo quản kĩ… nghe đâu ở Vatican có những quyển sách có từ thế kỉ I tới tận bây giờ sách họ đóng bìa kĩ lắm… có những loại bìa tới tận khoảng $5000

sách của người Việt thì tìm được những cuốn cỡ năm 1950 là quá mừng luôn còn tới cỡ như cuốn Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine (1875) của cụ Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký thì chắc không dám nghĩ tới…

chuyện bảo quản chỉ là một phần… phần khảo cứu để con cháu còn biết lịch sử thế nào thì… mấy ông viết sách dạng cho có, không nghiên cứu kỹ… nếu mọi người có thời gian đọc cuốn Bên lề sách cũ của cụ Vương Hồng Sển sẽ hiểu rõ vấn đề này hơn… mấy cuốn lịch sử nước Việt thì bá đạo hẳn… bởi vì… lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng… (mọi người tìm hiểu rõ ngọn nguồn rồi hãy nói về vấn đề này)…

túm cái váy là em chỉ bức xúc với sách đa số sách được xuất bản/tái bản sau năm 1975 thôi… còn sách lập trình thì em chả bao giờ đọc được hết một cuốn cả.

Trang Đinh viết 18:46 ngày 30/09/2018

Hi Nam,
Quả thật mình cũng may mắn khi được biết đến cụ Cần. Bộ sưu tập tủ sách Thu Giang thì chắc chắn ai cũng cần đọc rồi. Tuy văn phong và cách dùng từ của cụ thuộc dạng người xưa nhưng những bài học làm người, đối nhân xử thế cụ đúc rút kinh nghiệm cả đời thì chắc chắn là dân IT hay Business hay gì gì cũng cần tiếp thu ^^

hungho viết 18:51 ngày 30/09/2018

http://vinacode.net/2013/12/18/doc-sach-moi-ngay/
Mình thì rất thích sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, ra nhà sách mà thấy có là mua liền (vì biết kiểu gì cũng hay)

viết 18:50 ngày 30/09/2018

Sách của Nga mình có 2 cuốn, 1 cuốn văn học và 1 cuốn sách kỹ thuật. Tuổi của nó phải lớn hơn tuổi đời mình nhưng sách vẫn mới nguyên. Mình thích đọc sách của mấy nhà văn quân đội ngày trước. Có thể tìm hiểu lịch sử qua những tiểu thuyết cách mạng.

Võ Hoài Nam viết 18:43 ngày 30/09/2018

@crossover mình thì học sử qua sách của cụ Sển… nhưng có lần đọc qua 8 chương bị cắt trong quyển hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê thì… (vấn đề nhạy cảm)

@hungho có những cuốn mà cụ Nguyễn Hiến Lê viết vào thời đó… ấy vậy mà thời nay xài vẫn còn được… hổng biết cụ đi trước thời đại hay do chúng ta chưa phát triển cơ mà đọc sách của cụ riết… thấy hơi không có cảm tình với cuốn Đắc Nhân Tâm của First New

@TrangDinh sách của cụ Thu Giang thì hơi khó hiểu vì cụ chuyên về Triết học phương Đông… cơ mà khi hiểu được ý của cụ thì có thể áp dụng được ở mọi lĩnh vực, không riêng gì IT hay business đâu

viết 18:57 ngày 30/09/2018

@vhnam có ở Hà Nội ko? nếu có thì cho tớ mượn photo với.

Võ Hoài Nam viết 18:42 ngày 30/09/2018

mình ở Saigon

Duy Thien viết 18:42 ngày 30/09/2018

Sao mình không vào thư viện để xem cho rẻ hơn?

mình vào thư viện đọc sách để tiết kiệm từ năm nhất ĐH

Trang Đinh viết 18:57 ngày 30/09/2018

Yub (y) . Chính xác là thế. Chủ yếu là khi mình nuôi dưỡng tâm hồn và hoàn thiện nhân cách từ những bài học đúng đắn thì dù ở lĩnh vực gì cũng áp dụng được tất

Giờ mình chỉ ráng học 2 chữ Vô Vi của Lão Tử để mà sống tốt hơn thôi ^^

Võ Hoài Nam viết 18:49 ngày 30/09/2018

mình sẽ suy nghĩ về chữ “Vô Vi” của Lão Tử… nào giờ vẫn thích “Trung Dung” của Khổng Tử nhưng nó vẫn làm cho mình cảm giác gì khó không được thoải mái…

cảm ơn bác đã giới thiệu chữ “Vô Vi” nhé

Tran Huan viết 18:48 ngày 30/09/2018

Đồng ý với anh Đạt chuyện lập trình viên không phải chỉ chăm đọc sách về công nghệ và lập trình.

Thứ nhất, về phần phát triển trí thông minh thì việc phát triển khả năng tư duy và phân tích bao gồm cả các vấn đề có về triết học là việc quan trọng nhất của con người nói chung trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ riêng công nghệ thông tin, đây là tiền đề cốt lõi để có thể phát bản thân một cách toàn diện không chỉ riêng ngành nghề mà mình theo đuổi.

Thứ hai, về mặt tâm linh đây là vấn đề mà có thể đa số những người làm việc về lãnh vực khoa học ít để tâm và xem thường, ít đọc sách và nghiên cứu, nhưng khi để tâm tìm hiểu thì sẽ nhận ra rằng phát triển hiểu biết về tâm linh là vấn đề rất quan trọng, nó sẽ mở ra cho bản thân nhiều câu hỏi triết học và mở rông tầm nhìn của bản thân hơn

Thứ ba, về mặt cơ thể sinh học (thể xác) thì việc tìm hiểu và đọc cách sách về sinh học để hiểu rõ bản thân, hiểu biết về dinh dưỡng cho cơ thể , từ đó biết cách chăm sóc bản thân, để có thể phát triển tiếp về hai phần phía trên là không thể thiếu.

Bạn thuộc loại quan tâm tới việc phát triển vấn đề nào:
(1)
(1) (2)
(1) (3)
(2) (3)
(1) (2) (3)
Không có loại nào (Mình chưa thấy ai như vậy!)

Theo mình cả 3 đều rất quan trọng, vì cả 3 đều có ảnh hưởng tương trợ lẫn nhau, bạn đang yếu ở vấn đề nào thì hãy đọc, tìm hiểu và phát triển để hoàn thiện bản thân, hãy đọc những gì có thể giúp mình phát triển ở bất cứ nơi nào thuận tiện. Nhưng đầu tiên để bắt đầu thì hãy đọc những thứ mình quan tâm và thích thú trước

PS: Đã có chút men nên tâm sự với anh em tí

Nguyễn Minh Dũng viết 18:47 ngày 30/09/2018

thấy hơi không có cảm tình với cuốn Đắc Nhân Tâm của First New

Sao thế @vhnam, thực ra anh thấy Đắc Nhân Tâm có vài điểm hơi thực dụng, anh cũng không có áp dụng triệt để đâu. Nhưng với một số trường hợp thì bắt buộc phải dùng để dĩ hòa vi quí.

Thứ nhất, về phần phát triển trí thông minh thì việc phát triển khả năng tư duy và phân tích bao gồm cả các vấn đề có về triết học là việc quan trọng nhất của con người nói chung trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ riêng công nghệ thông tin, đây là tiền đề cốt lõi để có thể phát bản thân một cách toàn diện không chỉ riêng ngành nghề mà mình theo đuổi.

Thứ hai, về mặt tâm linh đây là vấn đề mà có thể đa số những người làm việc về lãnh vực khoa học ít để tâm và xem thường, ít đọc sách và nghiên cứu, nhưng khi để tâm tìm hiểu thì sẽ nhận ra rằng phát triển hiểu biết về tâm linh là vấn đề rất quan trọng, nó sẽ mở ra cho bản thân nhiều câu hỏi triết học và mở rông tầm nhìn của bản thân hơn

Thứ ba, về mặt cơ thể sinh học (thể xác) thì việc tìm hiểu và đọc cách sách về sinh học để hiểu rõ bản thân, hiểu biết về dinh dưỡng cho cơ thể , từ đó biết cách chăm sóc bản thân, để có thể phát triển tiếp về hai phần phía trên là không thể thiếu.

Phân tích rất chính xác Huân ơi. Anh cũng nghĩ ngoài Kỹ thuật, mình cần rèn luyện thêm thể xác và tinh thần nữa. Mà không biết có quyển sách nào về sức khỏe hay hay đọc. Chứ dạo này xuống sức quá, mà lại không biết chăm sóc bản thân. Có vẻ như mình đã già :(. Đang muốn đọc thêm các thể loại sách nói về ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục thể thao.

Trang Đinh viết 18:54 ngày 30/09/2018

Về sức khỏe anh thử đọc 2 quyển :

1- Hướng Dẫn Sử Dụng Cơ Thể Người : quyển này giờ không còn bán nữa, nhưng ebook để mua trên mạng thì có đó anh. Viết rất gần gũi và những mẹo vặt giúp mình áp dụng ngay vào cuộc sống. VD như : sáng sớm khi vừa ngủ dậy thì dùng 2 tay vỗ vào đùi ít nhất 20 lần sẽ giúp màu huyết lưu thông và đùi thon gọn ( em đã thử và thấy chuẩn (y) )

2- THE FOUR HOURS BODY của TIM FERRISS : Những ai đã từng đọc The Four Hours Work-Week của anh này rồi thì không cần bàn cãi về sự sắc sảo, sáng tạo và luôn tìm cách tư duy mới để cải tiến cuộc sống của mình trong mọi mặt nữa. Quyển này chưa có bản dịch ở VN nên anh tìm đọc trên Amazon há. Em cũng thấy a thích đọc Kindle hơn mà

Bên cạnh đó thì nếu được anh hạn chế thức khuya đi anh, về phần ăn uống thì chú ý cân bằng dinh dưỡng, hạn chế tinh bột ( vì đa phần carb trong thức ăn ở VN mình đều là carb trắng, chứa quá nhiều calo mà toàn là calo rỗng không giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng lại tác hại nhiều về sức khỏe ) .
( Anh đọc bài này nè anh [Tác hại khủng khiếp khi thức khuya][1] )
[1]: http://www.songkhoe.net/canh-bao/nhung-tac-hai-khung-khiep-khi-thuc-khuya-ban-can-biet.html

Tìm 1 môn thể thao chơi nữa nha anh ^^

Chúc anh vui khỏe nha

Minh Hoàng viết 18:52 ngày 30/09/2018

Có vẻ như mình đã già

cứ nghĩ mình già thì không tốt cho sức khỏe lẫn trí óc rồi anh Đạt ơi suy nghĩ quyết định số phận mà

Trang Đinh viết 18:45 ngày 30/09/2018

Mục tiêu 2015 của em cũng là “Mỗi tuần 1 cuốn sách” nè anh.

Keep it forward hehe

Võ Hoài Nam viết 18:54 ngày 30/09/2018

anh @ltd em không xét giá trị ứng dụng của cuốn đó… nhưng em xét theo lối viết cuốn sách đó…

lối của cụ Nguyễn Hiến Lê là viết lại cuốn sách đó dựa trên nền cuốn gốc và có thêm lời bàn.

lối của First New là dịch…

em thì thích lối hành văn của cụ Nguyễn Hiến Lê hơn thôi

Bài liên quan
0