01/10/2018, 12:31

Thuật toán resolution 1 (robinson) chứng minh định lý dùng cho logic mệnh đề

Chào các bạn
mình đang học môn trí tuệ nhân tạo, đến chương biểu diễn tri thức và lập luận , học đến thuật toán resolution 1 dùng cho logic mệnh đề, chứng minh định lý. Mình thắc mắc ở chỗ hàm hợp giải
Giả mã:

và có 1 ví dụ họ làm như sau

nhưng mình thấy ngay từ bước 6, đáng lẽ là phải hợp giải(1C, 2B) mới đúng chứ nhỉ, tại sao họ lại bỏ qua bước đó để nhảy xuống hợp giải(1A,3) ??
theo như công thức
Giả mã:


thì phải làm (1C, 2B) chứ nhỉ
xincamon

HelloWorld viết 14:31 ngày 01/10/2018

Help help

HelloWorld viết 14:44 ngày 01/10/2018

help help help help

Hung viết 14:32 ngày 01/10/2018

Vì P là tập hợp thuần tuý của Toán học, thay vì là array trên máy tính. Do đó mỗi bước chọn ở mỗi vòng for sẽ lựa chọn “thông minh” để có thể ra kết quả nhanh, ít bước thực hiện.

Nếu hiện thực trên máy tính thì máy sẽ giải (1C, 2B) trước.

Cách chọn “thông minh” khi thi cuối kì, giải bài tập trên giấy, giống như làm Toán học thông thường: cho hướng dẫn giải, người giải sử dụng 1 số mách để giải nhanh hơn.

HelloWorld viết 14:40 ngày 01/10/2018

Nhưng nếu chọn như thế là chọn do mắt mình nhìn thấy.con trên máy nếu chạy theo giả mã thì phải chọn (1c,2b) chứ nhỉ. Vì thuật toán k có hàm heuristic để chọn kinh nghiệm

Hung viết 14:41 ngày 01/10/2018

Sorry, mình nhầm, phải là (1c,2b).

Thuật toán thì bạn có thể thêm heuristic được. Việc chèn thêm heuristics vào các thuật toán AI là chuyện bình thường.

HelloWorld viết 14:39 ngày 01/10/2018

bạn có thể cho mình xin vài hàm hueristic cho thuật toán trên không , tks

HelloWorld viết 14:31 ngày 01/10/2018

bạn ơi, như bài trên, nếu hợp giải 1c,2b thì sẽ ra
¬a ∨ ¬b ∨ ¬b ∨ d
thì có 2 lần ¬b thì có gì đó sai sai không nhẩy

Hung viết 14:36 ngày 01/10/2018

Giải thuật là mã giả thôi, chi tiết hiện thực tất cả heuristics và giải quyết các vấn đề linh tinh.

Trùng ¬b thì giải quyết trong bước P = P U (…)

Heristic thì có thể thêm 1 điều kiện if bên trong if của mã giả, kết quả có lượng mệnh đề kết quả giảm nhiều thì chọn. Ví dụ (1,2) giảm từ 3 x 3 -> 4, trong khi (1,3) giảm từ 3 x 1 -> 2.
Hay gắn thêm heuristic kết hợp các mệnh đề đơn giản đơn giản trước, ưu tiên a, ¬a, b, ¬b.

HelloWorld viết 14:41 ngày 01/10/2018

Trùng ¬b thì giải quyết trong bước P = P U (…)

có 2 cái thì bỏ đi 1 hả bạn

Heristic thì có thể thêm 1 điều kiện if bên trong if của mã giả, kết quả có lượng mệnh đề kết quả giảm nhiều thì chọn. Ví dụ (1,2) giảm từ 3 x 3 -> 4, trong khi (1,3) giảm từ 3 x 1 -> 2.

nhiều ở đây là nhiều so với số nào bạn nhẩy, giảm có nghĩa là số mệnh đề đơn trong câu mệnh đề mới được sinh ra bé hơn số mệnh đề của 2 câu mệnh đề đã được hợp giải để sinh ra nó à

Bài liên quan
0