01/10/2018, 17:40

Trí thông minh của con người

ngồi xem mấy bài phóng sự về khoa học mình có 1 số câu hỏi như sau đưa ra để mọi người cùng thảo luận

  1. trí thông minh , trí nhớ có được di truyền không ( ví dụ đời cha làm giáo sư học nghiên cứu rất rất nhiều đời con có được thừa hưởng 1 phần nào kiến thức đó không )
  2. con người hơn loài vật ở bộ não vô cùng tinh vi và phức tạp giúp con người không những lưu trữ thông tin mà còn đưa ra khả năng phán đoán suy luận , suy diễn dựa trên các thông tin đó >>> câu hỏi của mình đặt ra là học càng nhiều ( có thể là học qua sách vở , va chạm tiếp xúc , học thông qua truyền đạt giữa người và người …) thì có giúp con người thông minh lên không ? hay nó chỉ là giúp vùng lưu trữ thông tin của ta nhiều lên
    Nhưng mình biết là vùng lưu trữ thông tin của con người nó cũng chỉ có giới hạn của nó vậy việc học quá nhiều có làm cho chúng ta quên dần đi những kiến thức đã được học ? ví dụ như giờ mình học xong tiếng anh , rồi chuyển qua học tiếng nhật rồi lại chuyển qua 20 ngôn ngữ thì cuối cùng mình có thể nhớ được tiếng anh như lúc ban đầu mới học không >>> nếu không thì có 1 giới hạn nào đó cho việc học và nhớ hay không ??
  3. (câu này hơi chuối vì cũng chỉ muốn tìm hiểu sơ về machine learning thôi ) machine learning giúp máy có khả năng học hỏi và tự đưa ra suy luân giống con người >>> vậy 1 chương trình ML có cần database để lưu trữ dữ liệu không vì mình thấy 1 số example về machine learning game họ không dùng database để lưu trữ dự liệu vậy khi reset lại máy tính thì máy phải học lại từ đầu à ? và nếu lưu trữ thì họ sẽ lưu trữ như thế nào ( tức là thiết kế cấu trúc csdl như thế nào vì dữ liệu đầu vào rất rộng )
  4. nếu là 1 người theo khoa học thì chắc chắn chúng ta sẽ đưa ra những suy luân phán đoán dựa trên các logic (nếu đưa các dữ liệu về 1 dạng logic rồi rút ra suy luận từ 1 số luật logic thì kết quả sẽ hợp logic hơn là suy diễn vô căn cứ) , nhưng trong 1 số trường hợp chúng ta lại đưa ra suy luận dựa trên những phán đoán mà không căn cứ vào 1 cơ sở logic nào nhưng kết quả vẩn ra đúng hay còn gọi là cảm giác @@ cái này hay xảy ra khi chơi thể thao …vậy câu hỏi đặt ra là có nên luôn luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng logic hay không vì có 1 số việc mà ta chưa từng gặp bao giờ và ta phải dựa vào cảm giác để đưa ra quyết định ?
Harry Stormborn viết 19:56 ngày 01/10/2018

Về câu số 2. Hôm trước học Architecture computer thì đc thầy giảng như này.
Bộ não con người cũng như kiến trúc của computer. Việc học quá nhiều không làm cho kiến thức của ta mất đi, hay còn gọi là Quên. Mà khi chúng ta nhớ và học càng nhiều thứ thì các địa chỉ thông tin nó sẽ nhiều lên, lúc này khi ta cố nhớ về 1 chuyện gì đó thì bộ não sẽ phát ra 1 tín hiệu. Tín hiệu này sẽ quét qua các nơ ron để tìm tới địa chỉ thông tin mà mình cần nhớ(system bus) và khi ta học càng nhiều thì các bus system sẽ nhiều lên và tốn 1 khoảng thời gian để nó có thể quét hết các bus này. Hoặc là nó sẽ k thể quét hết được và những thông tin bạn không thể nhớ nổi đó chính là phần mà bộ nhớ( hay não bộ) chưa quét tới.
Nhưng khi được gợi ý về thứ mà mình đã quên, ví dụ như thời gian, địa điểm,… thì bộ não sẽ định hình lại cách quét và lần theo địa chỉ mà nó chứa nhứng thông tin đã đc gợi ý. Vì thế đôi khi có những chuyện 1 mình k thể nhớ nổi nhưng khi đc 1 đứa bạn hoặc 1 người nào đó đã từng trải qua chuyện đó với mình nhắc lại thì có thể bạn sẽ nhớ ngay ra thông tin đó …
Và bộ não là không có giới hạn.
=)).
Có ai có ý kiến khác chỉ giáo em với =)).

Văn Dương viết 19:56 ngày 01/10/2018

Sợi noron nhiều lên được à

Harry Stormborn viết 19:43 ngày 01/10/2018

Mình k nhớ rõ lắm. Đại loại nhớ như vậy thôi :((

Tao Không Ngu. viết 19:51 ngày 01/10/2018

Hi Madafaker.
0. Bạn hỏi cái này nó chẳng có ý nghĩa gì cả. @_@! Để làm gì.

  1. Theo mình là có và không. Không vì những gì một người học được trong cuộc sống không thể di truyền theo mặt sinh học cho các thế hệ kế tiếp (Bố biết nói tiếng Anh nhưng sang Pháp sống và không dậy tiếng Anh cho con thì con cũng không biết). Có vì thực tế trí thông mình được quyết địnhk bởi nhiều yếu tố trong đó có cả thể chất nữa nên có thể nói nó được di truyền.
    2.1 Bạn có thể đọc qua các tài liệu về mạng neuron để biết thêm. Nhưng tóm lại là "Trăm hay không bằng tay quen ".
    2.2 Có giới hạn nhưng giớ hạn là cực lớn và không bao giờ dùng hết thì coi như không có giới hạn.
  2. Database chỉ là một hình thức của lưu trữ dữ liệu thương thì các thông tin được khái quát và lưu lại trong trọng số của mô hình.
  3. Không có cái gọi là “không căn cứ vào 1 cơ sở logic nào” mà thực tế nó dựa vào các cơ sở logic mà chưa được phát biểu rõ ràng. VD khi chơi bóng đá sau một thời gian dài luyện tập bộ não hiểu được với lực và góc sút v.v.v… sẽ đem lại một đường bóng như nào. Và sau đó nó sẽ áp dụng quy luật đó một cách tự động.
Madafaker viết 19:52 ngày 01/10/2018
  1. Bạn hỏi cái này nó chẳng có ý nghĩa gì cả. @_@! Để làm gì.

là cái nào bạn …??
để biết có thể đối với bạn ko có ý nghĩa nhưng đối với tôi có ý nghĩa

Không có cái gọi là “không căn cứ vào 1 cơ sở logic nào” mà thực tế nó dựa vào các cơ sở logic mà chưa được phát biểu rõ ràng. VD khi chơi bóng đá sau một thời gian dài luyện tập bộ não hiểu được với lực và góc sút v.v.v… sẽ đem lại một đường bóng như nào. Và sau đó nó sẽ áp dụng quy luật đó một cách tự động.

thì đây tôi nói 1 trường hợp đơn giản đó thôi chứ ngoài ra còn rất nhiều trường hợp mà con người đưa ra quyết định chỉ dựa vào cảm giác … ví dụ bạn yêu 1 cô gái bạn có dùng logic để đi đến quyết định của bạn ko??

HK boy viết 19:53 ngày 01/10/2018

merged and moved by noname00

Tao Không Ngu. viết 19:42 ngày 01/10/2018

Hi Madafaker
Theo mình nó cũng là lý trí. Mọi đánh giá tốt xấu v.v.v… đều là ý kiến chủ quan và xuất phát từ quá trình sống. Sau đó bộ não tự nó xây dựng một quy luật logic và cho ra một quyết định dựa trên những cái nó đã trải qua.
VD. https://baomoi.com/bo-lac-ton-tho-dan-ong-beo-bung-nhu-anh-hung/c/25327710.epi

Jo Ker viết 19:45 ngày 01/10/2018

Mình trả lời câu 1:
Trí thông minh là có tính di truyền, còn trí nhớ thì không. Lý do thì theo mình những thông tin chỉ lặp lại một hai lần (Nghĩa là thông tin chỉ xuất hiện khoảng 1, 2 thế hệ liên tiếp) thì không đủ để hệ thống di truyền đưa vào gen, trừ trường hợp đột biến.

Câu 4:
Đó là phản xạ có điều kiện, hay kinh nghiệm. Khi thông tin được lặp đi lặp lại thì nó trở thành một loại “Ý thức tích cực” luôn ở trạng thái sẵn sàng phản ứng với điều kiện thích hợp trong thời gian ngắn.

Madafaker viết 19:48 ngày 01/10/2018

các địa chỉ thông tin nó sẽ nhiều lên, lúc này khi ta cố nhớ về 1 chuyện gì đó thì bộ não sẽ phát ra 1 tín hiệu. Tín hiệu này sẽ quét qua các nơ ron để tìm tới địa chỉ thông tin mà mình cần nhớ(system bus) và khi ta học càng nhiều thì các bus system sẽ nhiều lên và tốn 1 khoảng thời gian để nó có thể quét hết các bus này. Hoặc là nó sẽ k thể quét hết được và những thông tin bạn không thể nhớ nổi đó chính là phần mà bộ nhớ( hay não bộ) chưa quét tới.
Nhưng khi được gợi ý về thứ mà mình đã quên, ví dụ như thời gian, địa điểm,… thì bộ não sẽ định hình lại cách quét và lần theo địa chỉ mà nó chứa nhứng thông tin đã đc gợi ý. Vì thế đôi khi có những chuyện

vậy là mọi thứ chúng ta từng đọc hoặc thấy hoặc gặp ít nhất 1 lần sẽ được lưu vào bộ não vậy ví dụ mấy người làm kế toán ngày nào cũng làm với cả đống con số , thì mọi con số mà người đó đã từng gặp sẽ nhớ hết hay sao (vd : bà hai nợ 5k2 vào ngày x , ông bảy trả 200k vào ngày y , sdt của bà năm là 01287xxxx) ? hay là người đó chỉ nhớ những con số mà người đó muốn nhớ ( vd : tổng lời lãi tháng y , thu chi của tháng x) việc mình nhớ cái gì có được chọn lọc không mình có thể điều khiển việc nhớ cái gì không nhớ cái gì không …

Harry Stormborn viết 19:57 ngày 01/10/2018

Theo ý kiến của mình. Thì những thứ ta từng đọc hoặc thấy hoặc gặp ít nhất 1 lần sẽ lưu vào não bộ. Ví dụ bạn gặp 1 người đã từng gặp cách đây vài năm, nhưng k nhớ chính xác là gặp ở đâu và khi nào, nhưng bạn vẫn có cảm giác là người này trông quen quen. Và bộ não sẽ truy xuất dữ liệu để tìm ra xem bạn đã gặp người đó ở đâu, khi nào.
Nhưng trí nhớ có 2 loại, 1 loại là trí nhớ được sử dụng thường xuyên và 1 loại là trí nhớ ngắn hạn, và trí nhớ ngắn hạn có thể bị ghi đè bởi 1 trí nhớ ngắn hạn khác. Những dữ liệu này có thể kết hợp lại và làm cho con người bị lẫn lộn thông tin, Ví dụ : Bộ não cần giải quyết dữ liệu A, nhưng nếu bạn bối rối, bộ não hoàn toàn có thể nhầm lẫn sang những tế bào B, C, D khác.
Việc kế toán làm việc với nhiều con số cũng như việc bạn học cùng 1 lúc 2 loại ngôn ngữ khác nhau, bạn có thể bị nhầm lẫn giữa cách sử dụng từ hoặc phát âm của 2 ngôn ngữ với nhau. Cũng như việc có quá nhiều con số được lưu vào bộ não vd sdt: 0123XXXXX bạn sẽ nhớ được các số nhưng sẽ chỉ có 1 vài số bạn chắc chắn là nó thuộc vào sdt kia, bộ não cũng sẽ đưa ra các con số khác nhưng ta sẽ không dám chắc nó có phải thuộc cái số điện thoại kia hay không - lúc này là các thông tin đang bị nhầm lẫn vào nhau.
Và cảm xúc cũng là 1 phần, khi bạn làm việc quá nhiều với các con số và bạn nghĩ rằng mình không cần nhớ chúng vì đã có excel và các công cụ note lại cho mình rồi. Thì hiển nhiên não bộ cũng sẽ xem nhẹ việc lưu trữ thông tin đó, và lưu nó vào 1 dạng trị nhớ ngắn hạn và bạn có thể quên nó trong 1 khoang thời gian ngắn, vd : 30s, 1p,1d,…

Bài liên quan
0