30/09/2018, 16:41

Về ngôn ngữ lập trình IC VHDL?

Sau khi đắn đo về nghành nghề thì mình quyết định theo con đường này , vừa đúng cơ sở cho Điện tử Viễn thông , ra ngoài cũng tăng khả năng kiếm việc , Mọi người có tài liệu gì về VHDL hay cũng đang học có Kinh nghiệm vào chia sẻ nhé , mình thấy C và VHDL nó cũng na ná nhau nên quyết định học song song cả 2

lê tuấn anh viết 18:44 ngày 30/09/2018

c có thể học VHDL qua quyển VHDL by example khá hay. hoặc nhiều trang web cũng có TUT. Mà nếu học ở trường có kit thì chuẩn luôn !
// thử học verilog chưa ?

anonymous viết 18:48 ngày 30/09/2018

mình chưa học Verilog , nhưng mà mình có thắc mắc là VHDL nên dùng soft nào để code cho phù hợp . và mình thấy về khoản VHDL phải có 1 soft nữa đưa code của mình vào IC và phải mô phỏng cả mạch điện nữa . và giờ mình đang dùng Notepad ++ , để code , ông thầy mình có đưa cái soft xilinx ISE , cái đấy để dùng làm gì ? và dùng cái nào cho phù hợp ?

lê tuấn anh viết 18:54 ngày 30/09/2018

Tùy vào Kit của hãng nào sẽ có soft phù hợp để code. Thế dùng Notepad++ mà chưa có soft complie ah. Có thể dùng modelsim để test dạng sóng, in-out. Nếu c tự học 1 mình ko có kit thì dùng modelsim cũng đc, kit thì nó sẽ sinh động hơn thôi.
Có 2 bản modelsim là của Altera và modelsim-pe-student, cái nào cũng đc !

anonymous viết 18:48 ngày 30/09/2018

Mình mới học môn này đc 2 ngày ở trường :)) , Kit là gì hả bạn ?

mình mới biết Proteus : mô phỏng mạch điện
Altium : thiết kế mạch

lê tuấn anh viết 18:52 ngày 30/09/2018

Kit nói nôm na là mạch điện phần cứng, là FPGA, sau khi code vhdl or verilog, chúng ta sẽ tiến hành nối chân vào kit và nhúng code xuống. Bạn làm vi điều khiển cũng có những cái kit phát triển sẵn đó, như msp430, pic, avr… Ở đây là kit FPGA, nó cũng kiểu như vậy nhưng ở một level cao hơn.
Kit đắt lắm, rẻ nhất cũng chục củ. Sinh viên bọn mình thì thường theo lab của các thầy mới có cơ hội được dùng.

anonymous viết 18:42 ngày 30/09/2018

@tuananh_2108 Thầy mình thì có giới thiệu qua về andruino và cũng làm 1 vài dự án mở website bán IC . và có 1 con IC ( mua ở trợ giời ) sau khi code xong thì nhờ 1 soft đưa vào IC qua cổng USB nối với lap
và trên cái andruino có sẵn Led 7 thanh để text đèn , độ trễ …
http://arduino360.com/tu-hoc-vhdl-fpga-co-ban/
Do ông không đầu tư mấy vào web host cùi nên cũng hay bị Bandwidth limit

Dag Thuan viết 18:55 ngày 30/09/2018

Mọi người cho mình hỏi: Đếm nhị phân tự động trong vhdl đếm lên rồi đếm mọi người có code hay ý tưởng gì ko cho mình xin với.
VD: Từ “00000000” => “11111111” rồi đếm lùi về “00000000”
Rất mong mọi người giúp đỡ…

Văn Dương viết 18:48 ngày 30/09/2018

Chưa làm về cái này nhưng mình nghĩ nó có bộ đếm chứ nhỉ. Nếu không chắc phải có trigger, flip-flop. Từ FF kết nối thành bộ đếm.

anonymous viết 18:44 ngày 30/09/2018

mình đang học 8051 dùng keil C để viết , thì chương trình lập trình đếm bt thì khá đơn giản nhưng để tạo độ trễ sao cho đsung với thời gian thực thì phải thêm thạch anh + lập trình dao động cho nó nữa !

Tran Hung viết 18:46 ngày 30/09/2018

bạn chủ topic ơi, mình có một số thắc mắc về VHDL, bạn có thể cho mình xin email của bạn để mình trao đổi với bạn một số vấn đề được không? mình cảm ơn nhiều!

Trung Nhân viết 18:53 ngày 30/09/2018
  • Một hướng là ngôn ngữ mô tả phần cứng, ứng dụng thiết kế chip. Nếu xác định theo hướng thiết kế chíp mình nghĩ bạn nên học vhdl và verilog, 2 ngôn ngữ này dùng để mô tả phần cứng, các luận lý logic, cổng, ngoại vi, core bên trong chip… Bên hướng này phân ra làm 2 mảng: 1 là front-end thiết kế logic, core, ngoại vi, …cho chip bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL/verilog… 2 là back-end dùng 1 số tools của hãng caden (hãng viết phần mềm orcad) dùng ngôn ngữ RTL để layout bên trong chip…
  • Một hướng là lập trình nhúng: học ngôn ngữ C, lập trình cho chip vi điều khiển/vi xử lý hệ thống nhúng. Ngôn ngữ C cần 1 compiler (trình biên dịch) biên dịch ra ngôn ngữ máy để nạp vào bộ nhớ vi xử lý… - - Về bản chất 2 ngôn ngữ này khác nhau hoàn toàn…( Mình chia sẻ để bạn xác định đúng hướng hơn, thân)
Bài liên quan
0