Việt Nam sao không phải là cường quốc?
Hôm nay lướt facebook đọc 1 comment về topic câu chuyện Mai Khôi mong muốn được gặp tổng thống Mỹ Obama tháng 5 này để nói chuyện về dân quyền ở Việt Nam.
Và câu comment đó là :
Tại sao một đất nước 100 triệu dân lại không trở thành một cường quốc ???
Có quá nhiều câu trả lời, dẫn chứng lịch sử nhưng sao giải thích được câu hỏi khó thế này
Rồi chuyện Formosa sả thải lên biển miền trung, chợt nhận ra Việt Nam mình rồi lại thấy buồn,dân mình ra nước ngoài làm trí óc thì ít hơn rất nhiều so với lao động phổ thông, con gái thì bán mình cho đồng tiền ở xứ người nếu có thể (mình không trách họ nhé ) , đồ ăn thức uống bẩn từng li từng tí, đủ thứ kể mãi bao giờ mới hết ,…
Mình đang sống ở Mã thì thấy họ sống rất chậm, cũng ko cần cù như dân mình, cả sự nhanh nhẹn, thông minh,… ( ít nhất thì môi trường làm việc xung quanh của mình là như thế, người Mã gốc Hoa thì ngược lại nhé ) GDP chỉ sau Singapore (Brunei không tính nhé, giàu từ trứng ) , họ có hãng xe hơi nội địa giá rẻ, hấp dẫn du lịch cao nhất ĐNA, top 10 thế giới luôn nhé, cảnh quan thì so với Việt Nam mình thì mình thấy không bằng (bác nào qua rồi thì thấy) ,nhiều thứ nữa nhưng mình chưa nghĩ ra …
Có thể chiến tranh lấy đi của đất nước mình quá nhiều, cả thời gian, cả nhân lực, mình cũng không cổ xúy chế độ SG cũ (VNCH) vì chẳng có đất nước nào anh em chia hai lại trọn vẹn cả, lịch sử là thứ không thể thay đổi, Việt Nam là hiện tại và sẽ không còn 1 Việt Nam nào khác trên thế giới nữa (HQ TT rồi cũng sẽ lại là 1 thôi), thật sự người Việt Nam mình bản chất rất thông minh, chịu khó,…có lẽ do thời cuộc làm đất nước hỏng rất nhiều thế hệ, cả đạo đức, ý thức lẫn tinh thần và ý chí, đọc các bài báo về ý thức người Việt Nam các bác cũng thấy, buồn, bất lực đấy nhưng ko ai từ bỏ nguồn cội của mình cả… Thật ra bước ngoặc của VN sẽ nằm trong khoảng 10-20 năm tới, mình nghĩ vậy, đó là khoảng thời gian những con người VN mới, trẻ, học vấn cao, nhận thức, ý thức, có cái nhìn rộng ra thế giới, hiểu đất nước cần và mất gì?Để rồi cùng đưa đất nước đi lên. Tôi ko cần lương 3$ để hơn anh, nhưng ra nước ngoài cùng nhau làm 3$ thì ok thôi,… và đó cũng có thể chính là những bạn trong diễn đàn này . Thôi chém quá rồi, quay lại câu hỏi nào
Tại sao một đất nước 100 triệu dân lại không trở thành một cường quốc ???
Ai cũng thấy là bước ngoặt của VN nằm ở 10 - 20 năm tới, vì sao, vì thế hệ của chiến tranh qua đi, và thế hệ không biết chiến tranh là gì sẽ lên đàn “làm phép”.
Mã, Phi đã định hướng cho dân họ làm thuê cho nước ngoài, đưa tiếng Anh vào giảng dạy rất tốt. Tuy không bằng Sing, nhưng giờ thấy Mã, Phi đi làm thuê cho Mỹ, cho Châu âu nhiều. Thậm chí, qua cả VN, vừa làm osin, vừa dạy tiếng Anh, lương kiếm 1k đô/tháng mà báo chí đã từng đề cập.
Các công ty nước ngoài tại VN, cũng có người Mã, Phi nằm ở cấp quản lý dần dần thay cho các quản lý người Việt. Rồi các chuyên gia người Phi qua VN làm về LEAN, 6 Sigma.
Chứng tỏ, nền giáo dục của họ tốt hơn bên mình. Mà quan trọng là tiếng Anh tốt để tiếp cận tri thức thế giới.
Ở VN, có chiến tranh, cho đến năm 1995 (20 năm sau khi chiến tranh kết thúc), mới mở cửa bang giao với Mỹ, Mỹ bỏ cấm vận VN. Việc dạy, học tiếng Anh mới thực sự được bắt đầu, trước đó tiếng Nga (Liên Xô) được coi trọng. Giáo viên lúc đó chưa đạt chuẩn, nên phương pháp dạy không hiệu quả, phát âm sai.
Hơn 10 năm sau, chúng ta mới nhìn lại và nhận ra sai lầm của mình.
Việc phát triển Internet rộng rãi là một điểm sáng và mạnh của quản lý nhà nước VN trong việc phát triển dân trí.
Nhưng giới trẻ VN không được hướng dẫn sử dụng internet tốt trong thời gian đầu trong môi trường giáo dục, nên sa đà vào game online, lơ là học hành.
Cho đến tầm năm 2010 thì mình mới thấy là giới trẻ bắt đầu nhận thức được lợi và hại của internet, việc dạy và học tiếng Anh cũng được cải thiện nhiều.
Khi thế hệ thông thạo tiếng Anh, Nhật xuất hiện, giáo dục VN tiếp cận với tri thức thế giới, thì lúc đó VN sẽ thành cường quốc.
Một đất nước định hướng phát triển dựa trên một nền giáo dục tiên tiến thì sẽ sớm thành cường quốc. Giáo dục con người là mấu chốt của vấn đề.
Tốn công hỏi, cũng chẳng giải quyết được gì cả. Đâu lại vào đấy.
Nghe đồn có dính dáng tới chính trị, mình ko dám nói nhiều
Mình thấy câu hỏi ở tầm vĩ mô. Và mình dám chắc một điều không ai có thể trả lời được câu hỏi này và cũng không bao giờ có đáp án . Nói đơn giản hơn thì câu này cũng tương đương với các câu sau: Tại sao nhà mình không giàu hơn nhà người ta ? Tại sao con không bằng con nhà người ta ? Tại sao mình không phải là chủ tịch tập đoàn lớn, tổng thống các danh nhân lớn,…
Việc phát triển một đất nước liên quan nhiều khía cạnh về kinh tế, chính trị, xã hội,… Nhưng có một câu thế này: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tại sao ?
Trích lời thằng đồng nghiệp người Đức “tao thấy bọn mày dùng miệng nhiều hơn là tay và đầu”
Nếu bạn và tôi là người trẻ thì bạn và tôi chính là chủ nhân của đất nước. Đất nước không giàu mạnh, một phần lỗi là từ chúng ta.
Bất ngờ đọc câu đó nên đặt ra xem diễn đàn mình nghĩ sao về câu hỏi đó, và ý mỗi ng là ntn
Vậy bạn thấy bạn đang có lỗi ko?
Mình không thấy có lỗi vì mình đang “lao động tốt”. Nhưng mình vẫn cảm thấy trách nhiệm cần phải làm tốt hơn và đóng góp được cho cộng đồng nhiều hơn.
Lao động tốt nhưng ko làm gì đc cho đất nước nên cũng trăn trở điều bạn nói đúng, nhiều ng có cảm giác vậy, trong đó cũng có mình
Nhìn xung quanh các bác ơi :
… bảo sao
Bữa gặp 1 chị/ cô bên đây đi xuất khẩu làm thuê cho quán cơm Tàu, tháng ko đc nhiu mà phải dành dụm lo tiền cho đứa con vào cty nhà nc hay gì đấy 200 củ haizzz sinh viên ra trg vậy đó
Làm giáo viên cũng chỉ hơn trăm củ thôi, thế thì còn nói “giáo dục” làm gì nữa.
Có những điều chúng ta biết là như vậy nhưng nói ra cũng không thể thay đổi được gì. Thay vì than vãn thì hãy tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân đi các bạn trẻ
Mình xin đóng topic tại đây!