30/09/2018, 23:26

Website Học lập trình Android từ cơ bản đến nâng cao

Sau một thời gian xây dựng website và viết bài thì mình chính thức cho Website đi vào hoạt động.
Website Eitguide.com gồm những bài viết về lập trình Android, iOS được biên soạn từ cơ bản đến nâng cao và những bài viết rất chất lượng. Hiện tại mình đã xây dựng được hơn 20 bài viết về Android như dưới đây:

Bài 1: Các View cơ bản trong Android
Bài 2: Event Listeners trong Android
Bài 3: Bản chất của Event trong Java, Android
Bài 4: Lấy về danh sách tất cả Sensor trên thiết bị Android
Bài 5: Thao tác với JSON trong Android
Bài 6: MultiThreading: AsyncTask trong Android
Bài 7: Tích hợp quảng cáo Admob vào ứng dụng Android
Bài 8: Canvas trong Android (Phần 1)
Bài 9: Canvas trong Android (Phần 2)
Bài 10: Vòng đời của Activity trong Android (Activity LifeCycle)
Bài 11: Drawable trong Android
Bài 12: Layout Trong Android
Bài 13: Phân tích HTML sử dụng Jsoup trong Android
Bài 14: Lưu trữ dữ liệu với Shared Preferences trong Android
Bài 15: Resource Trong Android
Bài 16: Lưu trữ dữ liệu với SQLite trong Android
Bài 17: Thao tác với network trong Android sử dụng thư viện Volley
Bài 18: ListView trong Android Phần 1
Bài 19: ListView trong Android (Phần 2)
Bài 20: ListView Multiple Selection Và ListView Single Selection
Bài 21: Sử dụng RecyclerView trong Android
Các bài viết khác đang biên tập và mình sẽ cập nhật vào đây luôn.

Những bài viết về lập trình Android: http://eitguide.com/category/android-programming/
Like panpage Eitguide Android để cập nhật những bài viết từ website nhanh nhất
Channel Youtube Eitguide Android: https://www.youtube.com/channel/UCjY5ycMSgl7sbk214H656GQ

Nguyen Nghia
Admin Eitguide.com

Pham Quang Huy viết 01:39 ngày 01/10/2018

Bạn có thể viết thêm các bài viết nói về context không ạ. Mình mới học android mà không thâý có các bài viết nói về vấn đề này kĩ.( có thể là ko tìm ra)

Nghia Nguyen viết 01:42 ngày 01/10/2018

OK bạn, mình sẽ sớm có bài viết về phần này.

viết 01:31 ngày 01/10/2018

Java core + Hướng đối tượng là nền tảng tốt để học Android. Vậy cho em hỏi còn cấu trúc dữ liệu và giải thuật thì có phải là nền tảng cần phải có để học Android không ạ. Mặc dù em biết là vững CTDL&GT thì vẫn hơn. Nhưng nếu thiếu CTDL&GT thì có học tốt được Android bình thường ko ạ? Nếu có thì Android thường sử dụng phần kiến thức nào của CTDL&GT nhiều ạ ( cây nhị phân, danh sách liên kết, sắp xếp, tìm kiếm…)?

Xin anh định hướng giúp em đi theo con đường Android ạ!

Nghia Nguyen viết 01:38 ngày 01/10/2018

Nếu nắm rỡ cấu trúc dữ liệu thì việc xây dựng thuật toán của bạn linh hoạt hơn.
Trong Android thì những cấu trúc dữ liệu thường dùng là List, HashMap, Ngoài ra tùy thuộc vào bài toán mà chúng ta có thể những cấu trúc dữ liệu khác nhau. Ví dụ như những bài toán liên quan đến đồ thị thì phải dùng matrix để xử lý.
Còn các giải thuật tìm kiếm thì là những giải thuật cơ bản tất nhiên ai học lập trình cũng nên biết.
Và nếu basic của bạn tốt thì bất cứ công nghệ thì bạn cũng có thể tiếp thu một cách nhanh hơn và dễ dàng hiểu bản chất của nó.

Triều Nguyễn Tuấn viết 01:40 ngày 01/10/2018

Bạn ơi. Mình cài android kết hợp với genymotion mới nhất hiện tại trên Mac nhưng khi build thì không tìm thấy máy ảo mặc dù đã bật. Bạn hướng dẫn mình khắc phục với.

Phan Hoàng viết 01:40 ngày 01/10/2018

Có thể là do adb bị 1 lỗi gì đó nên nó không kết nối được với service chạy trên emulator. Bạn thử vào console gõ 1 số lệnh sau để connect lại:

adb connect {ip_cua_genymotion} (thường sẽ nghe ở cổng 5555) 

hoặc thử chạy lệnh:

adb kill-server (tắt service trên laptop)
adb start-server (nó sẽ tự động kết nối với các client được detect)

Ngoài ra, bạn thử xem trên emulator có service debug đang chạy không? (kiểm tra bằng cách vào developer tool hoặc application). Đơn giản hơn là khởi động là emulator.

Note: có thể dùng lệnh
adb devices
để xem adb nó detect được các client nào.

Triều Nguyễn Tuấn viết 01:31 ngày 01/10/2018

Có thể teamview giúp mình được không bạn

Phan Hoàng viết 01:27 ngày 01/10/2018

okie ban. 20 char la 20 char.

Phan Hoàng viết 01:39 ngày 01/10/2018

Dùng Mac thì bạn nên cho các lệnh của bộ SDK vào system_path nhé
Chứ vào tận cái thư mục /Users/HaiTrieu/Library/sdk/Android/… dài quá.

Bạn mở terminal lên gõ:
nano $HOME/.bash_profile

Thêm các đường dẫn của 2 file chạy adb (dùng cho debug) và android (dùng cho nâng cấp gói)

export PATH=$PATH:/Users/HaiTrieu/Library/sdk/Android/platform-tools/ (chứa cái adb)
export PATH=$PATH:/Users/HaiTrieu/Library/sdk/Android/tools/ (chứa cái android)

save lại
và chạy

source $HOME/.bash_profile 

để cập nhật lại biến hệ thống (biến $PATH)

À, bạn cài máy ảo à? ^^ Có vẻ bạn set RAM ít nên chạy chậm lắm.

Bài liên quan
0