Business Delegate Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ - Design Pattern trong Java
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Business Delegate Pattern trong Java. Đây là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Java J2EE. Chúng ta sẽ tìm hiểu về khai niệm, chức năng của Business Delegate Pattern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương ...
Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Business Delegate Pattern trong Java. Đây là một trong những Design Pattern thuộc nhóm Java J2EE.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về khai niệm, chức năng của Business Delegate Pattern. Cũng như cách triển khai nó như thế nào trong Java thông qua một chương trình đơn giản.
Business Delegate Pattern là gì?
Business Delegate Pattern được sử dụng để tách presentation layer (cấp trình bày) ra khỏi business layer (cấp kinh doanh).
Về cơn bản, nó được sử dụng để giảm chức năng giao tiếp từ xa đối với presentation layer code trong business layer code.
Chương trình đơn giản với Business Delegate Pattern.
Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một interface BusinessService.
public interface BusinessService { public void process(); }
Sau đó khởi tạo hai class cụ thể để triển khai interface này.
public class EJBService implements BusinessService { @Override public void process() { System.out.println("Xử lý bằng Dịch vụ EJB."); } }
public class JMSService implements BusinessService { @Override public void process() { System.out.println("Xử lý bằng Dịch vụ JSM."); } }
Tiếp đến chúng ta sẽ tạo một class BusinessLookUp.
public class BusinessLookUp { public BusinessService getBusinessService(String type) { if (type.equalsIgnoreCase("ejb")) { return new EJBService(); } else if (type.equalsIgnoreCase("JMS")) { return new JMSService(); } else { return null; } } }
Bây giờ chúng ta đã có thể khởi tạo business delegate.
public class BusinessDelegate { private BusinessLookUp lookupService = new BusinessLookUp(); private BusinessService businessService; private String type; public void setServiceType(String type) { this.type = type; } public void process() { businessService = lookupService.getBusinessService(type); businessService.process(); } }
Cuối cùng chúng ta tạo class Client (khách hàng).
public class Client { BusinessDelegate businessDelegate; public Client(BusinessDelegate businessDelegate) { this.businessDelegate = businessDelegate; } public void process() { businessDelegate.process(); } }
Sau khi lần lượt triển khai các thành phần trên. Chúng ta sẽ tạo class Main để thực hiện chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
public class Main { public static void main(String[] args) { BusinessDelegate businessDelegate = new BusinessDelegate(); businessDelegate.setServiceType("EJB"); Client client = new Client(businessDelegate); client.process(); businessDelegate.setServiceType("JMS"); client.process(); System.out.println("--------------------------------------"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Zaidap.com.net"); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Business Delegate Pattern trong Java. Chúc các bạn thực hiện thành công!!!