06/04/2021, 14:47

Prototype Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ - Design Pattern trong Java

Ở các bài các bài trước chúng ta đã đi lần lượt bốn Design Pattern thuộc nhóm Creational Design Pattern. Trong bài này ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một Design Pattern nữa đó là Prototype Pattern. Chúng ta sẽ tìm hiểu Prototype Pattern là gì? Và cách triển khai cũng như sử dụng nó trong hoàn cảnh ...

Ở các bài các bài trước chúng ta đã đi lần lượt bốn Design Pattern thuộc nhóm Creational Design Pattern. Trong bài này ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một Design Pattern nữa đó là Prototype Pattern.

Chúng ta sẽ tìm hiểu Prototype Pattern là gì? Và cách triển khai cũng như sử dụng nó trong hoàn cảnh nào thì tốt nhất.

Prototype Pattern là gì?

Prototype Pattern là một Design Pattern được sử dụng chủ yếu để giảm chi phí khi tạo object. Thường là khi các ứng dụng quy mô lớn tạo, cập nhật hoặc truy xuất các đối tượng tốn nhiều tài nguyên.

Điều này được thực hiện bằng cách sao chép object, nó được tạo và sử dụng lại bản sao của object trong các yêu cầu ở phía sau khi có, để tránh thực hiện một hoạt động tốn tài nguyên khác.

Chương trình đơn giản với Prototype Pattern.

Trong ví dụ này chúng ta sẽ thực hiện một chương trình khá đơn giản để giúp các bạn biết được Prototype Pattern hoạt động như thế nào.

Chúng ta sẽ tạo một pattern clones object (tạm hiểu là bản nhân mẫu đối tượng).

Employee.java
public abstract class Employee implements Cloneable {

    private String id;
    protected String position;
    private String name;
    private String address;
    private double wage;

    abstract void work();

    public Object clone() {
        Object clone = null;
        try {
            clone = super.clone();
        } catch(CloneNotSupportedException ex) {
            ex.printStackTrace();
        }
        return clone;
    }
    //getters and setters

    public String getId() {
        return id;
    }

    public void setId(String id) {
        this.id = id;
    }

    public String getPosition() {
        return position;
    }

    public void setPosition(String position) {
        this.position = position;
    }

    public String getName() {
        return name;
    }

    public void setName(String name) {
        this.name = name;
    }

    public String getAddress() {
        return address;
    }

    public void setAddress(String address) {
        this.address = address;
    }

    public double getWage() {
        return wage;
    }

    public void setWage(double wage) {
        this.wage = wage;
    }
}

Bây giờ cúng ta sẽ tạo một vài class extend từ class Employee.

Programmer.java
public class Programmer extends Employee {
    public Programmer() {
        position = "Hello";
    }
    @Override
    void work() {
        System.out.println("English");
    }
}
Janitor.java
public class Janitor extends Employee {
    public Janitor() {
        position = "Hallo";
    }
    @Override
    void work() {
        System.out.println("France");
    }
}
Manager.java
public class Manager extends Employee {
    public Manager() {
        position = "Hi";
    }
    @Override
    void work() {
        System.out.println("English");
    }
}

Tiếp đến chúng ta sẽ tạo một class EmployeesHashtable, nó sẽ được sử dụng để mô phỏng database và các object đã được xác định trước sẽ mô phỏng các object được truy xuất thông qua các câu lệnh truy vấn.

EmployeesHashtable.java
import java.util.Hashtable;

public class EmployeesHashtable {

    private static Hashtable<String, Employee> employeeMap = new Hashtable<String, Employee>();

    public static Employee getEmployee(String id) {
        Employee cacheEmployee = employeeMap.get(id);
        // a cast is needed because the clone() method returns an Object
        return (Employee) cacheEmployee.clone();
    }

    public static void loadCache() {
        // predefined objects to simulate retrieved objects from the database
        Programmer programmer = new Programmer();
        programmer.setId("Everyone");
        employeeMap.put(programmer.getId(), programmer);

        Janitor janitor = new Janitor();
        janitor.setId("Everybody");
        employeeMap.put(janitor.getId(), janitor);

        Manager manager = new Manager();
        manager.setId("Anybody");
        employeeMap.put(manager.getId(), manager);
    }
}

Và cuối cùng chúng ta sẽ tạo class Main để thực hiện chạy chương trình và xem kết quả.

Main.java
public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        EmployeesHashtable.loadCache();

        Employee cloned1 = (Employee) EmployeesHashtable.getEmployee("Everyone");
        Employee cloned2 = (Employee) EmployeesHashtable.getEmployee("Everybody");
        Employee cloned3 = (Employee) EmployeesHashtable.getEmployee("Anybody");

        System.out.println("Note: " + cloned1.getPosition() + " "
                + cloned1.getId());
        System.out.println("Note: " + cloned2.getPosition() + " "
                + cloned2.getId());
        System.out.println("Note: " + cloned3.getPosition() + " "
                + cloned3.getId());
        System.out.println("-------------------------------------");
        System.out.println("Chương trình này được đăng tại Zaidap.com.net");
    }
}

Kết quả sau khi chạy chương trình:

prototype patern JPG

Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình đơn giản với Prototype Pattern, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó và cách triển khai nó như thế nào trong Java.

Trần Trung Dũng

15 chủ đề

2610 bài viết

Cùng chủ đề
0