Factory Pattern trong Java - Cách triển khai và ví dụ - Design Pattern trong Java
Trong bài này mình sẽ giới thiệu Factory Pattern trong Java. Qua hướng dẫn này giúp các bạn hiểu được Factory Pattern là gì, và cách triển khai nó như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ cùng đi vào một chương trình đơn giản để hiểu được cách sử dụng Factory Method trong Java. ...
Trong bài này mình sẽ giới thiệu Factory Pattern trong Java. Qua hướng dẫn này giúp các bạn hiểu được Factory Pattern là gì, và cách triển khai nó như thế nào.
Sau đó chúng ta sẽ cùng đi vào một chương trình đơn giản để hiểu được cách sử dụng Factory Method trong Java.
Factory Pattern Java là gì?
The Factory Method, còn được gọi là Factory Pattern, là một design pattern được sử dụng rộng rãi để ra lệnh tạo các object.
Trong Pattern này, một class Factory được tạo như là lớp cha của tất cả các lớp con thuộc một logic segment (phân đoạn logic) nhất định.
Giống như Session Factory được sử dụng để tạo, cập nhật, xóa và thao tác tất cả các đối tượng Session objects.
Chương trình đơn giản với Factory Pattern
Dưới đây chúng ta sẽ xây dựng một chương trình đơn giản với Factory Method để xem nó sẽ hoạt động như thế nào.
Chúng ta sẽ tạo một vài class thuộc một logic segment, mỗi class thực hiện cùng một interface. Sau đó chúng ta sẽ tạo ra một Factory cho các object này.
public interface Animal { void eat(); }
Interface chỉ có một Method để thuận tiện cho việc trình bày.
Bây giờ chúng ta sẽ tạo một vài class thực hiện interface này, cụ thể chúng ta sẽ tạo 3 class đó là Dog.java
, Cat.java
và Pig.java
.
public class Dog implements Animal{ public void eat(){ System.out.println("Con chó khi ăn sẽ kêu gâu gâu!!!"); } }
public class Cat implements Animal{ public void eat(){ System.out.println("Con mèo khi ăn sẽ kêu meo meo!!!"); } }
public class Pig implements Animal{ public void eat(){ System.out.println("Con lợn khi ăn sẽ kêu ụt ịt!!!"); } }
Tiếp đến chúng ta sẽ tạo một Factory cho các class đã được tạo ở trên.
public class AnimalFactory { public Animal getAnimal(String animal) { if(animal.equals(null)) return null; if(animal.equalsIgnoreCase("Con chó")) { return new Dog(); } else if(animal.equalsIgnoreCase("Con mèo")) { return new Cat(); } else if(animal.equalsIgnoreCase("Con lợn")) { return new Pig(); } return null; } }
Bằng cách này chúng ta có một Factory để khởi tạo các object của mình mà không cần tiếp xúc trực tiếp với các object.
Cuối cùng chúng ta sẽ tạo một class Main
để thực hiện chạy chương trình và hiển thị két quả để kiểm tra.
import java.lang.NullPointerException; public class Main { public static void main(String[] args) { AnimalFactory animalFactory = new AnimalFactory(); Animal animal = animalFactory.getAnimal("Con chó"); animal.eat(); Animal animal2 = animalFactory.getAnimal("Con mèo"); animal2.eat(); Animal animal3 = animalFactory.getAnimal("Con lợn"); animal3.eat(); System.out.println("------------------------------------"); System.out.println("Chương trình này được đăng tại Zaidap.com.net"); } }
Kết quả sau khi chạy chương trình:
Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong chương trình để kiểm tra, cũng như kết thúc hướng dẫn về Factory Pattern ở đây. Mình hy vọng qua hướng dẫn này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Factory Method và cách sử dụng nó trong Java.